Cẩm nang cho bé
Tã Và Bỉm

Dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm ở trẻ nhỏ, nguyên nhân và cách điều trị

avatar
viết bởi Hoàng Anh
21-07-2024 18:02
Dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm ở trẻ nhỏ, nguyên nhân và cách điều trị

Việc lựa chọn bỉm không phù hợp hoặc sử dụng bỉm không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ em. Vậy làm thế nào để nhận biết con bạn có bị dị ứng bỉm hay không? Và cách điều trị hiệu quả cho tình trạng này là gì? Cùng HAGU Life tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

>>> Xem thêm: Các loại bỉm tốt nhất hiện nay

Dấu hiệu bé bị dị ứng bỉm, tã

Dấu hiệu dị ứng bỉm/tã ở trẻ có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng và cơ địa của bé. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến được chia theo mức độ:

1. Bé dị ứng bỉm nhẹ

  • Mẩn đỏ: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với bỉm/tã, thường là vùng mông, bẹn, đùi, vùng kín. Những nốt mẩn đỏ có thể mọc riêng lẻ hoặc tạo thành từng cụm. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng nổi đỏ có thể lan ra toàn thân.
  • Bong tróc và khô ráp: Khu vực mang bỉm nổi các mẩn đỏ có thể bị bong tróc và khô ráp.
  • Mụn: Trong một số trường hợp, vùng da bệnh còn mọc mụn khiến trẻ đau rát.
  • Ngứa ngáy: Bé có thể gãi, cọ xát vào vùng da bị mẩn đỏ, tỏ ra khó chịu.
  • Quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, bỏ bú: Do cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
dấu hiệu dị ứng bỉm nhẹ ở trẻ

>>> Xem thêm: Bé 2 tháng tuổi nên dùng bỉm nào?

2. Dấu hiệu dị ứng bỉm nặng

  • Sưng phù hoặc viêm loét: Ngay khi da của trẻ có hiện tượng sưng phù hoặc viêm loét là dấu hiệu cho biết trẻ bị dị ứng nặng. Triệu chứng này thường xảy ra ở hậu môn và vùng kín khiến trẻ khó đi vệ sinh, tiểu ít, chất thải có mùi hôi khó chịu.
  • Triệu chứng toàn thân: Xuất hiện sốt cao, phát ban và ngứa toàn thân.
dấu hiệu dị ứng bỉm nặng ở trẻ

Nguyên nhân gây dị ứng bỉm ở trẻ

Dị ứng bỉm thực chất là một dạng viêm da tiếp xúc dị ứng, xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các chất gây kích ứng trong bỉm, đa phần là bắt nguồn từ chất liệu bỉm hoặc thành phần của bỉm có vấn đề. Dưới đây là chi tiết các nguyên nhân chính:

1. Chất liệu bỉm là nguyên nhân chính gây dị ứng bỉm ở trẻ

  • Chất liệu tổng hợp: Bỉm được làm từ các chất liệu tổng hợp như nilon, polyester hoặc cao su có thể gây kích ứng da nhạy cảm của bé. Trẻ cũng có thể bị dị ứng với bông hoặc sợi vải có trong bỉm.
  • Chất liệu không thoáng khí: Bỉm không thoáng khí, không thấm hút tốt sẽ giữ ẩm cho vùng bỉm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây kích ứng da.

>>> Xem thêm: Mua bỉm chính hãng tại đây

2. Hóa chất

  • Chất tẩy rửa mạnh: Các chất tẩy rửa mạnh được sử dụng để giặt khăn lau hoặc quần áo của bé có thể để lại dư lượng hóa chất, gây kích ứng khi tiếp xúc với da bé.
  • Chất tẩy trắng: Một số loại bỉm sử dụng chất tẩy trắng trong quá trình sản xuất có thể gây kích ứng nghiêm trọng trên da bé.
  • Chất chống thấm: Chất chống thấm giúp bỉm giữ ẩm, nhưng một số chất chống thấm có thể gây kích ứng da.
  • Hương liệu: Bỉm có chứa hương liệu có thể gây dị ứng cho da nhạy cảm của bé.
  • Chất bảo quản: Các chất bảo quản được thêm vào bỉm để chống nấm mốc cũng có thể gây dị ứng.

3. Vấn đề về da của bé

Một số bé có làn da nhạy cảm hoặc có tiền sử các vấn đề về da như chàm, viêm da cơ địa,… dễ bị kích ứng hơn khi tiếp xúc với bỉm.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây dị ứng bỉm ở trẻ như mẹ vệ sinh không đúng cách, không thay bỉm thường xuyên hoặc bọc bỉm quá chật.

Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ em

Dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ đều xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, do đó nhiều mẹ chỉ bôi kem hăm hoặc dùng phấn rôm mà bỏ qua tác nhân chính gây dị ứng bỉm. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để các mẹ phân biệt nhanh 2 tình trạng thường gặp này ở trẻ:

Đặc điểmDị ứng bỉmHăm tã
Nguyên nhânPhản ứng dị ứng với thành phần trong tãTiếp xúc lâu với tã ướt, ẩm, vệ sinh không sạch sẽ
Dấu hiệuNốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy. Trường hợp nặng có thể nổi mụn nước hoặc bị phồng rộpDa đỏ, sưng, nứt nẻ, chảy máu. Trường hợp nặng có thể nổi mụn nước
Vị tríVùng tiếp xúc trực tiếp với tãVùng da gấp và nếp gấp, có thể lan rộng ra vùng xung quanh
Tiến triểnXuất hiện nhanh chóngTiến triển dần dần

>>> Xem thêm: Review các dòng bỉm chống hăm tốt

Cách điều trị an toàn khi bé bị dị ứng bỉm

Để điều trị an toàn và hiệu quả khi bé bị dị ứng bỉm, mẹ nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý. Tuy nhiên trước đó mẹ nên xử lý kịp thời ngay khi phát hiện để tình trạng không trầm trọng thêm:

  1. Tháo bỉm ngay lập tức: Khi phát hiện bé có dấu hiệu phồng rộp và da đỏ tấy ở vùng mông, hãy ngay lập tức tháo bỏ bỉm để giảm thiểu tiếp xúc với chất kích ứng.
  2. Vệ sinh sạch sẽ vùng da: Dùng nước sạch và nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da tiếp xúc với bỉm, tránh sử dụng xà phòng, khăn ướt hoặc các loại sữa tắm có chứa hóa chất gây kích ứng.
  3. Sấy khô và bôi kem bảo vệ: Sau khi vệ sinh, dùng khăn mềm và sạch để sấy khô vùng da kỹ lưỡng. Sau đó, bôi một lớp kem bảo vệ nhẹ nhàng để giữ ẩm và bảo vệ da bé.
  4. Hạn chế sử dụng bỉm và tham khảo ý kiến bác sĩ: Tránh sử dụng bỉm cho bé trong thời gian ngắn và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại bỉm phù hợp và tìm ra nguyên nhân gây dị ứng.
  5. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Trong trường hợp những nốt mẩn đỏ, tình trạng ngứa ngáy và tình trạng dị ứng bỉm không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài giờ xử lý,, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng bỉm để hạn chế dị ứng ở trẻ

  • Chọn bỉm chất lượng: Luôn lựa chọn những loại bỉm chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh các chất gây dị ứng và viêm da.
  • Dùng bỉm đúng với kích cỡ: Sử dụng bỉm có kích cỡ phù hợp với bé để tránh ma sát và bảo vệ da bé tối ưu.
  • Thay bỉm thường xuyên: Nên thay bỉm trong khoảng thời gian từ 2 – 3 giờ một lần với trẻ sơ sinh, 4 – 5 giờ với những trẻ lớn hơn. Khi bé đi nhẹ hay đi nặng thì cần thay bỉm ngay để giữ vùng da khô ráo và sạch sẽ.
  • Giám sát thời gian đóng bỉm: Không đóng bỉm cho bé quá lâu, hạn chế thời gian tiếp xúc của bé với bỉm để giảm thiểu nguy cơ dị ứng và hăm da.
  • Nên dùng bỉm cho bé theo mùa: Mẹ bỉm sữa nên chọn tã vải hoặc tã lót mỏng, nhẹ, có độ dày vừa phải cho bé vào mùa hè, đồng thời nên sử dụng tã quần hay tã dán để giữ ấm.

>>> Xem thêm: Bé 3 tháng tuổi nên dùng tã dán hay tã quần?

Dị ứng bỉm là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý giúp bạn chăm sóc bé hiệu quả, bảo vệ bé yêu khỏi những phiền toái do dị ứng bỉm gây ra.

Để tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng, giá tốt, mẹ có thể truy cập website hagulife.vn. Chúng tôi cam kết cung cấp đa dạng sản phẩm cho bé từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe bé yêu của bạn.