Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà an toàn, hiệu quả

Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm, đặc biệt thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Khi trẻ mắc viêm phổi, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bố mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà để hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Vậy cách chăm sóc sao cho chuẩn chỉnh nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Hagu Life nhé!
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng tấn công đường hô hấp, gây viêm nhiễm và tổn thương phổi. Trong đó, vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là tác nhân phổ biến nhất, bên cạnh RSV – virus hợp bào hô hấp.

Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở trẻ sinh non, nhẹ cân, có hệ miễn dịch yếu hoặc sống trong môi trường ô nhiễm. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bố mẹ áp dụng cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà hiệu quả, hỗ trợ bé hồi phục nhanh chóng và hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi
Dấu hiệu bị viêm phổi ở trẻ em có thể bắt đầu bằng những triệu chứng tưởng chừng như cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu không được theo dõi sát sao, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây nguy hiểm.
Giai đoạn khởi phát:
- Ban đầu, trẻ có thể xuất hiện các biểu hiện nhẹ như:
- Ho khan hoặc ho có đờm, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.
- Trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình.

Giai đoạn tiến triển:
- Nếu bệnh diễn biến nặng hơn, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn:
- Thở nhanh bất thường: Nhịp thở của trẻ tăng nhanh, thậm chí có dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
- Bỏ bú, ăn uống kém: Trẻ sơ sinh có thể bú ít, bỏ bú, trong khi trẻ lớn hơn chán ăn, mệt mỏi.
- Tím tái, thiếu oxy: Môi, đầu ngón tay, ngón chân của trẻ có thể chuyển sang màu tím do thiếu oxy.
- Ho kéo dài, thay đổi tính chất: Ho lúc đầu có thể nhẹ, sau đó trở nên dữ dội hơn, có đờm đặc, màu vàng hoặc xanh.
- Rối loạn tiêu hóa: Một số trẻ có thể bị nôn ói, tiêu chảy, làm cơ thể nhanh chóng mất nước.
- Thay đổi ý thức: Trẻ có thể ngủ li bì, ít phản ứng, hoặc ngược lại, kích động, quấy khóc liên tục.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị viêm phổi thường đi kèm sốt cao, dễ gây mất nước và mệt mỏi. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà khi trẻ sốt dưới 38,5°C, phụ huynh nên giữ cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát và lau người bằng khăn ấm. Việc bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống nước ấm, sữa hoặc nước trái cây loãng sẽ giúp hạ nhiệt và tránh mất nước.

Nếu nhiệt độ vượt quá 38,5°C, có thể sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol theo liều lượng 10-15mg/kg, mỗi 4-6 giờ, tối đa 4 lần/ngày. Trong mọi trường hợp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Khi trẻ sốt cao kéo dài, kèm theo co giật hoặc khó thở, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phổi. Để giúp trẻ tống đờm ra ngoài, phụ huynh có thể thực hiện kỹ thuật vỗ lưng. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà là nên đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi cúi nhẹ người về phía trước.

Dùng lòng bàn tay khum lại, vỗ nhẹ từ phần lưng dưới lên đến giữa lưng, tránh vỗ trực tiếp vào cột sống. Thực hiện động tác này 3-5 phút mỗi lần, 2-3 lần/ngày để hỗ trợ long đờm và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Hướng dẫn trẻ ho đúng cách
Ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở nhưng ho không đúng cách có thể làm trẻ cảm thấy mệt và tổn thương cổ họng. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà cần thiết là giúp trẻ ho đúng cách, các bậc phụ huynh có thể tham khảo theo nội dung sau:
- Cho trẻ ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi nhẹ về phía trước.
- Hướng dẫn trẻ hít vào sâu bằng mũi, sau đó mở miệng ho mạnh từ bụng, thay vì ho từ cổ họng.
- Nếu có đờm, hướng dẫn trẻ khạc nhổ ra khăn giấy sạch.
- Nhắc nhở trẻ không nuốt đờm để tránh nhiễm trùng tái phát.
- Phụ huynh cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ, đặc biệt với trẻ nhỏ chưa tự chủ được cơn ho.

Vệ sinh đường thở cho trẻ
Dịch nhầy ứ đọng trong đường hô hấp có thể khiến trẻ khó thở, do đó, việc vệ sinh mũi họng thường xuyên là rất quan trọng. Phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ 2-3 lần/ngày, sau đó dùng dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng loại bỏ dịch nhầy. Với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn trẻ xì mũi từng bên để làm sạch hiệu quả.

Ngoài ra, cần giữ môi trường xung quanh thông thoáng, tránh khói bụi và lông động vật. Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô để giảm kích ứng đường thở cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà cần thiết là. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ chất, dễ tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch:
- Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, cá, đậu nành giúp tăng sức đề kháng.
- Trái cây giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi giúp cải thiện hệ miễn dịch.
- Thực phẩm giàu kẽm: Hạt điều, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
- Các món ăn dạng lỏng, dễ nuốt: Cháo, súp, sữa ấm giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần tránh thực phẩm có thể kích thích ho hoặc làm tăng đờm như đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn và nước lạnh. Duy trì chế độ ăn hợp lý giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và hồi phục tốt hơn.
>>>Xem thêm: Cách Nấu Cháo Tôm Cho Bé Ăn Dặm Đơn Giản, Dễ Làm, Mẹ Nên Thử
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà cần thiết là không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn mà còn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn y khoa để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
- Dùng thuốc đúng theo hướng dẫn: Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc bỏ ngang thuốc kháng sinh khi thấy trẻ có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng: Hạn chế các yếu tố kích ứng như khói thuốc lá, mùi hóa chất hay bụi bẩn có thể khiến tình trạng hô hấp của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
- Hỗ trợ trẻ tống đờm ra ngoài: Vỗ rung lưng nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ dễ khạc đờm, giảm nghẹt thở.
- Dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ nước: Chế độ ăn uống cho trẻ cần đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và được chia thành nhiều bữa nhỏ. Uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây giàu vitamin C giúp làm loãng đờm và tăng cường sức đề kháng.
- Kiểm soát thân nhiệt chặt chẽ: Nếu trẻ sốt trên 38,5°C, có thể dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng dựa trên cân nặng. Không dùng nước lạnh hoặc cồn để chườm vì có thể gây co mạch đột ngột, nguy hiểm cho trẻ.
- Quan sát dấu hiệu nguy hiểm: Nếu trẻ có biểu hiện thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím tái môi hoặc đầu chi, li bì, bú kém, cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.

Giải đáp thắc mắc thường gặp
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?
Trẻ bị viêm phổi vẫn có thể tắm nhưng cần đảm bảo an toàn. Bố mẹ nên chọn thời điểm ấm áp trong ngày, sử dụng nước ấm và không tắm quá lâu. Sau khi tắm, cần lau khô người trẻ ngay, đặc biệt là vùng ngực và lưng, để tránh nhiễm lạnh. Ngoài ra, không để trẻ tắm khi đang sốt cao hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, thay vào đó có thể lau người bằng nước ấm để giữ vệ sinh cơ thể.

Trẻ bị viêm phổi có nên nằm máy lạnh?
Trẻ bị viêm phổi vẫn có thể nằm trong phòng máy lạnh, bố mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 26-28°C, tránh để quá lạnh làm khô niêm mạc hô hấp. Không để luồng gió thổi trực tiếp vào trẻ, đồng thời giữ ấm ngực và bụng. Cần vệ sinh máy lạnh định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Nếu trẻ có dấu hiệu lạnh run hoặc ho nhiều hơn, nên điều chỉnh nhiệt độ hoặc tắt máy lạnh để đảm bảo an toàn.
Trẻ bị viêm phổi có được bật quạt không?
Có thể dùng quạt ở mức gió nhẹ, đặt cách xa trẻ và không thổi trực tiếp vào người. Hướng gió nên lan tỏa đều trong phòng để tạo sự thông thoáng mà không gây nhiễm lạnh. Bố mẹ cần đảm bảo trẻ mặc quần áo phù hợp, giữ ấm vùng ngực và bụng. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, cần lau khô ngay để tránh nhiễm lạnh, và cũng giúp trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Việc áp dụng cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà đóng vai trò quan trọng giúp trẻ hồi phục tốt, hạn chế rủi ro biến chứng. Bố mẹ cần kiên nhẫn, theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ và chủ động đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bất thường. Và đừng quên chọn mua những sản phẩm chăm sóc mẹ và bé tại Hagu Life thường xuyên hơn để bỏ túi những thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc trẻ nhé!





