Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi, sặc sữa
Trẻ bị đầy hơi khi bú bình là tình trạng phổ biến hiện nay, khiến bé khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nắm rõ cách cho bé bú bình không bị đầy hơi sẽ giúp bé ăn ngon miệng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ sặc sữa. Trong bài viết này, Hagu Life sẽ chia sẻ những mẹo hữu ích giúp bé yêu bú bình thoải mái, đồng thời hỗ trợ bé tăng lượng sữa để phát triển khỏe mạnh hơn.
1. Cho bé bú bình không bị đầy hơi bằng cách bế sát người mẹ
Bế bé đúng cách là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi khi cho bé bú bình. Mẹ nên bế bé ở góc 45º, với đầu bé tựa trên cánh tay mẹ, thân người bé nằm gọn trong lòng và tay mẹ chạm tới mông con.
Việc giữ bé sát người mẹ giúp bé cảm thấy an toàn, thoải mái và giảm áp lực lên dạ dày, từ đó hạn chế nguy cơ đầy hơi. Dưới đây là 3 tư thế cho bé bú bình đúng cách mà mẹ có thể tham khảo:
- Tư thế ngồi ôm ngang: Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái với phần lưng được tựa. Đặt bé nằm ngang trong lòng sao cho đầu bé tựa lên bắp tay mẹ và cao hơn phần thân. Một tay mẹ ôm bé, tay còn lại cầm bình sữa hơi nghiêng để đảm bảo núm vú luôn đầy sữa.
- Tư thế ngồi vào lòng mẹ: Mẹ đặt bé ngồi trên đùi, lưng bé dựa vào bụng mẹ, đầu tựa vào ngực hoặc vai mẹ. Tay mẹ giữ bé chắc chắn, tay còn lại cầm bình sữa nghiêng vừa phải để bé dễ bú. Đặt đầu bé hơi nghiêng sang một bên để mẹ quan sát biểu hiện khi bé bú, kịp thời xử lý nếu bé gặp khó chịu.
- Tư thế dựa lưng bé vào đùi mẹ: Mẹ ngồi thoải mái và duỗi chân ra trước. Đặt bé nằm trên đùi mẹ, đảm bảo tư thế này giúp cả mẹ và bé đều dễ chịu. Một tay mẹ giữ bé, tay kia cầm bình sữa và điều chỉnh góc nghiêng của bình sao cho sữa chảy đều, tránh nuốt phải không khí.
>>> Xem thêm: Giải pháp khi bé không chịu bú bình
2. Luyện cho bé bú bình đúng cách
Để giúp bé quen với việc bú bình và tránh bị đầy hơi hay sặc sữa, mẹ cần tập cho bé bú bình đúng cách từ những lần đầu. Bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng cọ đầu núm ti cao su vào môi dưới của bé để kích thích bé mở miệng. Khi bé đã mở miệng to, mẹ hãy đưa núm vú vào sâu một chút, đảm bảo phần đầu ti nằm hoàn toàn trong miệng bé.
Cách luyện tập cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc, mẹ cần lưu ý:
- Miệng bé cần mở rộng thoải mái, không quá căng cũng không quá mím chặt.
- Đảm bảo đầu ti nằm trên lưỡi của bé, tránh đặt dưới bề mặt lưỡi để không gây khó chịu cho bé.
- Khi bé “bám” chặt miệng vào núm ti, bé sẽ bú được hiệu quả hơn, giảm thiểu lượng không khí nuốt vào.
>>> Xem thêm: Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ?
3. Chọn núm vú bình sữa với dòng chảy phù hợp
Lựa chọn núm vú đúng với từng giai đoạn phát triển của bé là rất quan trọng để đảm bảo bé bú thoải mái và hạn chế tình trạng đầy hơi. Đối với bé mới sinh, núm vú với dòng chảy chậm sẽ giúp bé kiểm soát lượng sữa tốt hơn. Khi bé lớn, mẹ cần chuyển sang núm vú có dòng chảy nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu bú của bé.
Trước khi cho bé bú, mẹ nên kiểm tra dòng chảy của sữa bằng cách dốc ngược bình. Nếu sữa nhỏ giọt đều đặn, núm vú hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu phải lắc mạnh sữa mới chảy hoặc dòng sữa bị tắc, mẹ nên thông núm vú hoặc thay mới.
>>> Xem thêm: Khi nào cần tăng size núm bình sữa?
Núm ti Hegen chống sặc và đầy hơi tốt
4. Chọn bình sữa có van thoát khí, chống sặc tốt
Để tránh tình trạng đầy hơi và chống sặc, bước quan trọng đầu tiên là chọn bình sữa được thiết kế với hệ thống van thoát khí hiệu quả để giúp bé bú thoải mái và tránh quấy khóc do đầy hơi. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ dễ dàng lựa chọn:
- Bình sữa có van một chiều: Loại bình này được trang bị van một chiều ở đầu núm vú, giúp sữa chảy ổn định và ngăn không cho bọt khí xuất hiện khi bé bú.
- Bình sữa có ống hút thông hơi: Ống hút trong bình hoạt động như lỗ thông hơi, ngăn chặn việc bé nuốt phải bong bóng khí, giúp bé bú dễ dàng hơn mà không gặp khó chịu.
- Bình sữa chống sặc: Những loại bình chống sặc chuyên biệt được thiết kế để điều chỉnh dòng chảy sữa, ngăn bé bị sặc khi bú mạnh.
>>> Xem thêm: Các loại bình sữa tốt cho bé từ 0-6 tháng
5. Vỗ ợ cho bé
Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú bình là một bước quan trọng để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi và trớ sữa. Khi bú bình, bé có thể nuốt phải không khí, nếu không được vỗ ợ kịp thời, bé có nguy cơ đầy bụng, khó chịu và nôn trớ. Dưới đây là các cách vỗ ợ đơn giản và hiệu quả cho bé:
- Bế bé thẳng, tựa cằm vào vai mẹ: Mẹ bế bé đứng sao cho ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, cằm bé dựa vào vai. Sau đó, mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé ợ.
- Để bé ngồi trên đùi mẹ: Mẹ đặt bé ngồi thẳng trong lòng, dùng một tay giữ ngực và đầu bé, tay còn lại vỗ lưng nhẹ nhàng.
- Đặt bé nằm sấp trên đùi mẹ: Mẹ cho bé nằm úp bụng xuống đùi mình, giữ đầu bé hơi cao và vỗ nhẹ vào lưng.
Khi đặt bé xuống, nên cho bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao trong 15 phút để tránh trớ sữa. Nếu bé bị nôn trớ, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ miệng và mũi cho bé. Không nên ép bé bú tiếp ngay sau khi nôn trừ khi bé có biểu hiện muốn bú thêm.
Thực hiện cách cho bé bú bình không bị đầy hơi thông qua các phương pháp đề cập trong bài viết sẽ giúp tạo cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ăn. Để hỗ trợ hành trình chăm sóc bé một cách toàn diện, mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng, chất lượng cao tại Hagu Life. Với nhiều ưu đãi hấp dẫn và giá tốt nhất, Hagu Life sẽ đồng hành cùng mẹ trong việc mang đến những trải nghiệm chăm sóc bé yêu hoàn hảo và an toàn.