Hướng dẫn cách đục thêm lỗ núm ti bình sữa đơn giản, dễ làm tại nhà
Khi bé lớn dần, nhu cầu bú sữa cũng tăng lên. Để bé bú no và thoải mái hơn, mẹ có thể điều chỉnh tốc độ dòng sữa bằng cách đục thêm lỗ núm ti bình sữa. Tuy nhiên, làm thế nào để đục lỗ mà không làm hỏng núm ti và đảm bảo an toàn cho bé? Đừng lo, Hagu Life sẽ hướng dẫn mẹ cách thực hiện đơn giản ngay tại nhà.
Khi nào cần đục thêm lỗ núm ti?
Đục lỗ núm bình sữa khi bé bú nhanh và bú nhiều hơn
Thông thường, bé càng lớn sẽ bú nhanh hơn và khỏe hơn. Do đó, đục lỗ núm ti bình sữa sẽ trở thành giải pháp tối ưu để phù hợp với sức bú của bé. Nếu mẹ không kịp thời điều chỉnh, bé có thể sẽ cảm thấy chán nản khi bú mãi sữa không ra, dẫn đến việc lười bú bình.
Bé bú chậm hoặc mẹ thấy đầu núm ti bị bẹp khi rút bình ra, đó cũng là dấu hiệu cho thấy lực bú của bé đã mạnh hơn và cần tăng kích thước lỗ núm ti. Việc đục thêm lỗ núm ti khi cần thiết sẽ giúp bé bú hiệu quả hơn, dễ dàng hấp thụ đủ lượng sữa cần thiết mà không phải cố gắng quá nhiều, giữ cho bé vui vẻ trong suốt quá trình ăn uống.
>>> Xem thêm: Bình sữa nào núm mềm và giống ti mẹ nhất?
Kích cỡ núm không còn phù hợp với độ tuổi của bé
Thông thường, mẹ nên xem xét việc đục lỗ núm ti bình sữa khi bé được 3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào kích cỡ núm ti cũng phản ánh đúng độ tuổi của bé. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu của trẻ để quyết định thời điểm đục lỗ núm ti cho phù hợp.
Đồng thời, mẹ cũng cần lưu ý rằng cách đục thêm lỗ bình sữa chỉ là biện pháp tạm thời và không nên lạm dụng. Khi kích cỡ núm ti không còn phù hợp với độ tuổi của bé, cách tốt nhất vẫn là nên thay thế bằng núm ti mới để đảm bảo bé bú hiệu quả và thoải mái.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua bình sữa cho trẻ sơ sinh
5 Cách đục thêm lỗ núm ti bình sữa đơn giản tại nhà
1. Đục lỗ núm ti bằng dụng cụ đục cầm tay Pigeon
Cách đục thêm lỗ bình sữa bằng dụng cụ đục cầm tay Pigeon được khá nhiều mẹ áp dụng. Sản phẩm có thiết kế đơn giản và đi kèm với nhiều kích thước đầu đục khác nhau, cho phép mẹ dễ dàng tùy chỉnh phù hợp với độ tuổi và nhu cầu bú của bé.
Đầu đục được chia thành 3 loại:
- Size S (màu xanh): Dành cho bé từ 3 – 4 tháng tuổi.
- Size M (màu hồng): Dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Size L (màu vàng): Dành cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên.
Hướng dẫn sử dụng dụng cụ đục lỗ Pigeon:
- Chọn đầu đục lỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của bé.
- Gắn núm ti vào đầu đục và đặt dụng cụ trên bề mặt phẳng.
- Quay ngược dụng cụ và ấn núm ti lên nắp nhựa.
- Lấy phần nhựa thừa ra khỏi lỗ vừa đục để hoàn tất quá trình.
2. Dụng cụ dập lỗ núm ty bình sữa Farlin
Dụng cụ dập lỗ núm ty bình sữa Farlin phù hợp với hầu hết các loại bình sữa và núm ti phổ biến hiện nay như Pigeon, Avent, Comotomo và nhiều loại khác trên thị trường. Dụng cụ có ba size để lựa chọn:
- Size M (màu hồng): Dành cho trẻ từ 3 đến 4 tháng.
- Size L (màu xanh): Dành cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
- Size XL (màu vàng): Dành cho việc uống các loại nước trái cây.
Dụng cụ dập lỗ núm ty bình sữa Farlin có thể tăng độ rộng của lỗ có sẵn hoặc dập thêm lỗ trên núm bình sữa mà không làm biến dạng núm ti. Các bước thực hiện rất đơn giản như sau:
- Chọn size đầu đục mà mẹ muốn sử dụng.
- Đặt dụng cụ trên bề mặt phẳng chắc chắn và gắn đầu đục đã chọn vào dụng cụ.
- Gắn núm ti lên dụng cụ đục, kéo căng núm và dập dụng cụ xuống.
- Lấy phần nhựa thừa ra khỏi núm, và mẹ đã hoàn thành việc mở rộng dòng chảy cho bé bú sữa.
3. Cách đục lỗ núm ty bằng kim khâu
Đục lỗ núm ty bằng kim khâu là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí bởi đây là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, dễ dàng tìm mua và sử dụng. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm:
- Kim khâu.
- Núm ti cần đục lỗ.
- Dụng cụ chống đầu núm ti (có thể sử dụng một vật cố định nào đó để giữ chắc).
Bước 2: Sát khuẩn kim khâu và các dụng cụ khác bằng máy tiệt trùng hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 8-10 phút. Sau đó, lau khô và để ráo các dụng cụ.
Bước 3: Thực hiện đục lỗ núm ti
- Xác định vị trí và kích thước của lỗ cần đục trên núm ti.
- Sử dụng dụng cụ cố định đầu ti để giữ chắc, kéo căng bề mặt cần đục lỗ, rồi dùng kim khâu để đục lỗ vào đầu ti. Hãy cẩn thận để không làm rách hoặc hư hỏng núm ti.
Bước 4: Gỡ bỏ những phần nhựa thừa ra từ quá trình đục lỗ. Cuối cùng vệ sinh và khử khuẩn đầu ti giống như cách đã thực hiện ở bước thứ hai để đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng.
4. Đục lỗ bình sữa bằng dụng cụ đầu nhọn như kim tiêm/đầu bút bi
Bên cạnh những cách đục lỗ bình sữa ở trên, mẹ cũng có thể sử dụng những vật dụng đơn giản ngay tại nhà như kim khâu, kim băng hoặc đầu bút bi để đục lỗ núm ti bình sữa. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng một vật cứng để chống bên trong núm ti, ví dụ như chiếc đũa hoặc phần đầu bút bi đã bỏ đi. Dùng tay cố định núm ti để dễ dàng thao tác.
Bước 2: Kéo căng núm ti trên vật cố định rồi dùng kim để đục lỗ tại vị trí đã kéo căng nhằm mở rộng đầu núm. Lưu ý không đâm vào lỗ có sẵn để tránh làm hỏng núm ti.
Bước 3: Bỏ phần nhựa thừa ra, sau đó xả nước để kiểm tra tốc độ chảy. Nếu nước chảy bình thường, không quá nhanh cũng không quá chậm, mẹ có thể tiếp tục vệ sinh núm ti.
Bước 4: Cuối cùng, tiệt trùng núm ti vừa đục bằng máy tiệt trùng bình sữa để đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi sử dụng.
>>> Xem thêm: Nên mua máy tiệt trùng UV hay hơi nước?
Lưu ý quan trọng khi đục lỗ núm ti
Quá trình đục lỗ núm ti không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn cần sự cẩn thận và chính xác từ người thực hiện. Để đục lỗ núm bình sữa thành công, mẹ nên lưu ý các điểm sau đây:
- Chọn vị trí chính xác: Nếu mẹ đục sai vị trí hoặc đục vào lỗ thoát khí có sẵn, sữa có thể chảy ra ồ ạt, khiến bé bị sặc. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên kéo căng núm ti trước khi đục.
- Thay núm ti định kỳ: Nếu thấy núm ti bị biến dạng về màu sắc, độ đàn hồi, bị dính lại hoặc phồng lên bất thường, mẹ nên thay mới để đảm bảo vệ sinh cho bé.
- Tránh đục lỗ quá to: Mẹ nên đục lỗ vừa đủ và không đục quá nhiều lần cùng lúc để tránh tình trạng bé bị sặc sữa.
- Kiểm tra lỗ đã đục: Mẹ nên thực hiện lại thao tác đục từ 2-3 lần nếu cần thiết và thử lỗ bằng nước để xác định dòng chảy trước khi cho bé sử dụng.
- Vệ sinh và tiệt trùng: Mẹ nên rửa núm ti bằng nước rửa bình sữa và nước sạch, sau đó khử trùng kỹ lưỡng trước khi cho bé sử dụng.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao núm Moyuum bị bẹp núm?
Núm Moyuum bị bẹp thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: nhiệt độ sữa quá cao và vặn nắp bình quá chặt. Để tránh tình trạng này, bố mẹ nên để sữa nguội trước khi đóng nắp và vặn nắp một cách nhẹ nhàng, đảm bảo núm ti hoạt động hiệu quả và bé có thể bú dễ dàng.
Bao nhiêu tháng thì thay núm bình sữa?
Trung bình, núm vú nên được sử dụng từ 2 đến 3 tháng. Thời gian thay thế này có thể thay đổi tùy thuộc vào tần suất sử dụng, chất lượng sản phẩm và cách giữ gìn vệ sinh của mẹ. Nếu mẹ nhận thấy núm vú cao su trở nên mềm hơn so với bình thường hoặc đổi màu, đây là dấu hiệu cho thấy núm vú đã bị hư hỏng và cần phải thay mới.
Bình sữa bị trầy xước phải làm sao?
Bình sữa xuất hiện vết trầy xước hoặc bị mòn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, gây hại cho hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, nếu bạn phát hiện bình sữa có dấu hiệu trầy xước hoặc mòn ở thân bình, hãy thay bình sữa mới ngay.
Cách đục thêm lỗ bình sữa là một kỹ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu bạn đang tìm kiếm bình sữa chất lượng và các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng với giá tốt nhất, đừng quên ghé thăm Hagu Life. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn đa dạng, từ bình sữa đến các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giúp hành trình nuôi dưỡng bé yêu của bạn trở nên dễ dàng và an toàn hơn.