Ngưng cho bú nhưng ngực vẫn căng tức, có nên vắt sữa khi cai không?

Trong quá trình cai sữa, rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng ngực căng tức và lo lắng không biết có nên vắt sữa khi cai sữa không. Việc ngưng cho con bú khiến sữa không được tiết ra như bình thường, dẫn đến cảm giác khó chịu, thậm chí là đau nhức vùng ngực. Tuy nhiên, nếu xử lý sai cách, mẹ có thể đối mặt với nguy cơ tắc tia sữa, viêm tuyến vú hoặc áp xe vú rất nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Cai sữa bao lâu thì hết sữa? Cách tiêu sữa nhanh
Có nên vắt sữa khi cai sữa không?
Câu trả lời là CÓ. Trong quá trình cai sữa, lượng sữa mẹ không biến mất ngay lập tức mà giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc vắt sữa khi cai sữa là điều cần thiết để giúp mẹ tránh căng tức ngực, tắc tia sữa hay thậm chí viêm vú.
Trong một số trường hợp, sữa tích tụ còn có thể gây viêm tia sữa, sưng tấy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Việc vắt sữa giúp:
- Giảm cảm giác căng tức, đau nhức.
- Ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa, viêm tuyến vú.
- Giúp cơ thể hiểu rằng nhu cầu bú giảm đi, từ đó giảm dần việc sản xuất sữa.
Tuy việc vắt sữa là cần thiết, nhưng mẹ không nên vắt quá nhiều hoặc vắt kiệt hoàn toàn. Lượng sữa vắt ra chỉ nên vừa đủ để giảm cảm giác căng tức, tránh gây nhầm lẫn cho cơ thể rằng bé vẫn cần sữa, khiến sữa tiếp tục được tiết ra nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Nên vắt sữa bằng tay hay bằng máy?

Cách vắt sữa ra ngoài không đau đớn
Mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa, lưu ý nên chọn thiết bị phù hợp, vệ sinh sạch sẽ và thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương vùng ngực.
1. Cách vắt sữa bằng tay khi cai sữa
Đây là phương pháp phổ biến và tiện lợi cho những mẹ không dùng máy hút sữa. Để không bị đau, mẹ nên thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm.
- Bước 2: Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, có thể tựa vào gối hoặc ghế.
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng bầu ngực để kích thích tuyến sữa hoạt động.
- Bước 4: Đặt ngón trỏ dưới bầu ngực (gần quầng vú), ngón cái ở trên, ấn nhẹ vào các xoang sữa và kéo nhẹ về phía núm vú. Lưu ý không bóp trực tiếp vào núm.
- Bước 5: Vắt xen kẽ hai bên vú, mỗi bên khoảng 3–5 phút đến khi sữa chảy chậm lại.

2. Vắt sữa bằng máy hút sữa
Máy hút sữa là lựa chọn tối ưu cho mẹ cần vắt sữa thường xuyên, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
- Bước 1: Vệ sinh sạch các bộ phận của máy và massage ngực trước khi hút.
- Bước 2: Chọn phễu hút đúng size, nên rộng hơn núm vú 3–4mm để tránh ma sát.
- Bước 3: Đặt phễu vào đúng vị trí, bật máy ở chế độ massage và tăng dần lực hút khi đã quen.
- Bước 4: Hút mỗi bên vú 15–20 phút, mẹ có thể thay đổi tư thế để sữa ra đều hơn.
>>> Xem thêm: Cách dùng máy hút sữa hiệu quả

3. Vắt sữa bằng máy hút tay
Dành cho mẹ cần sự linh hoạt, không phụ thuộc vào nguồn điện và phù hợp khi mẹ cần mang đi xa.
- Bước 1: Vệ sinh máy, massage nhẹ bầu ngực trước khi dùng.
- Bước 2: Điều chỉnh phễu chụp sao cho vừa khít bầu ngực, tránh lọt không khí.
- Bước 3: Đặt núm vú vào phễu và bóp tay cầm máy nhẹ nhàng, mô phỏng chu kỳ bú của trẻ.
- Bước 4: Vắt luân phiên giữa hai bên ngực để tối ưu lượng sữa.
>>> Xem thêm: Cách hút sữa mẹ bằng tay nhanh và hiệu quả

Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa
Để giảm nhanh lượng sữa mà vẫn đảm bảo an toàn, mẹ nên áp dụng các phương pháp khoa học, tránh ngừng sữa đột ngột gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách giúp làm tiêu sữa nhanh chóng mà mẹ có thể tham khảo:
- Giảm dần tần suất cho con bú.
- Vắt sữa hoặc hút sữa với lượng vừa đủ chỉ để giảm cảm giác căng tức.
- Tránh kích thích núm vú như không chạm, không massage ngực thường xuyên.
- Làm mất sữa tự nhiên bằng lá bắp cải bằng cách chườm lạnh trực tiếp lên bầu ngực giúp giảm sưng và ức chế tuyến sữa.
- Sử dụng thuốc ức chế tiết sữa theo chỉ định của bác sĩ nếu mẹ bị căng tức nhiều ngày mà lượng sữa không giảm.
- Uống vitamin B6 liều cao (theo tư vấn y tế) có tác dụng làm giảm prolactin.
- Dùng cây xô thơm (sage) bằng cách uống trà hoặc dạng viên nang.
- Uống nước lá lốt 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Sử dụng các thực phẩm gây mất sữa như lá dâu, mướp đắng, lá bạc hà, lá vối… để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Chườm lạnh vùng ngực bằng khăn hoặc túi đá giúp giảm đau, sưng, đồng thời làm co các ống tuyến sữa để ngưng tiết sữa.
>>> Xem thêm: Các loại rau có thể làm mất sữa mẹ
Tóm lại, có nên vắt sữa khi cai sữa không thì câu trả lời là có, nhưng cần thực hiện đúng cách và có kiểm soát. Để quá trình cai sữa diễn ra êm dịu, mẹ nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như máy hút sữa, miếng chườm lạnh, áo ngực sau sinh… Tất cả đều có thể tìm thấy với chất lượng chính hãng và giá tốt tại Hagu Life – nơi đồng hành cùng mẹ trong từng cột mốc chăm con khoa học và nhẹ nhàng hơn.





