Cẩm nang cho mẹ
Đồ dùng cho mẹ

Cách hút sữa bằng tay hiệu quả: Kỹ thuật cơ bản mẹ nên nằm lòng

avatar
viết bởi Hoàng Anh
10-09-2024 21:52
Cách hút sữa bằng tay hiệu quả: Kỹ thuật cơ bản mẹ nên nằm lòng

Hút sữa bằng tay là phương pháp tự nhiên và an toàn không chỉ giúp mẹ kiểm soát lượng sữa, tạo cảm giác gần gũi với con mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể cho gia đình. Tuy nhiên, để hút sữa hiệu quả, mẹ cũng cần nắm vững một số kỹ thuật cơ bản. Trong bài viết dưới đây, Hagu Life sẽ hướng dẫn mẹ cách hút sữa bằng tay hiệu quả để có nguồn sữa chất lượng nhất cho bé yêu.

>>> Xem thêm: Hút sữa đúng cách để sữa về nhiều

Hút sữa bằng tay là gì?

Hút sữa bằng tay là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả, giúp mẹ lấy sữa trực tiếp từ bầu ngực mà không cần sử dụng máy hút sữa. Mẹ có thể thực hiện việc này bằng cách massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ bầu ngực để sữa từ từ chảy ra. 

Hút sữa bằng tay là giải pháp lý tưởng trong các trường hợp mẹ không thể cho trẻ bú trực tiếp, chẳng hạn như:

  • Khi trẻ sinh non, nhẹ cân và cần chăm sóc đặc biệt
  • Khi mẹ bận rộn với công việc
  • Khi mẹ muốn cho trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng gặp khó khăn trong việc cho bú trực tiếp
Cách hút sữa bằng tay là gì?

Ưu điểm khi sử dụng cách vắt sữa bằng tay

Khác với việc sử dụng máy hút sữa, phương pháp vắt sữa bằng tay không đòi hỏi thiết bị hỗ trợ, cho phép mẹ dễ dàng thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Một số lợi ích nổi bật của cách hút sữa bằng tay bao gồm:

  • Vắt sữa bằng tay giúp mẹ thu được nhiều sữa non hơn, đặc biệt hữu ích trong những ngày đầu sau khi sinh. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc bú mẹ, mẹ có thể vắt sữa ra và bôi lên núm vú để hỗ trợ bé bú hoặc vắt trực tiếp vào thìa để cho trẻ ăn.
  • Khi bầu ngực căng cứng, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngậm núm vú. Việc vắt một lượng nhỏ sữa trước khi cho trẻ bú sẽ làm mềm bầu ngực, giúp trẻ ngậm vú dễ dàng hơn.
  • Mẹ có thể áp dụng cách hút sữa bằng tay này trong vài phút cuối của mỗi lần cho bé bú để giúp kích thích tăng nguồn sữa.
  • Cách hút sữa bằng tay giúp mẹ giảm cảm giác căng tức ngực, đồng thời tránh tình trạng kích thích sản xuất sữa quá mức, điều này có thể gây ra các vấn đề như tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

>>> Tham khảo: Cách hút sữa bằng máy hiệu quả

Hướng dẫn cách hút sữa bằng tay nhanh và hiệu quả

Hút sữa bằng tay yêu cầu mẹ phải kiên nhẫn và dành thời gian luyện tập để thực hiện đúng cách, đảm bảo hiệu quả tối ưu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp mẹ nhanh chóng làm chủ kỹ thuật này:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ đựng sữa như cốc, ly hoặc bình có miệng rộng. Các dụng cụ này cần được tiệt trùng kỹ lưỡng bằng cách rửa sạch, tráng qua nước sôi và để ráo nước. Nếu sữa cần được bảo quản lâu, mẹ nên chuẩn bị túi trữ sữa chuyên dụng để lưu trữ trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.

>>> Xem thêm: Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Bước 2: Rửa tay sạch sẽ

Hướng dẫn cách hút sữa bằng tay, trước tiên là rửa tay sạch sẽ

Trước khi bắt đầu vắt sữa, mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm hoặc có thể dùng dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn để đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm vi khuẩn vào nguồn sữa mẹ.

Bước 3: Chườm ấm bầu ngực

Sử dụng một khăn bông mềm, sạch và nhúng vào nước ấm để lau nhẹ nhàng bầu ngực trong khoảng 2 phút. Việc chườm ấm này giúp kích thích dòng sữa và hỗ trợ quá trình vắt sữa hiệu quả hơn.

chườm ấm giúp kích thích dòng sữa và hỗ trợ quá trình vắt sữa hiệu quả hơn.

Bước 4: Massage ngực nhẹ nhàng

Mẹ nên massage ngực nhẹ nhàng trước khi hút sữa để kích thích các tế bào phế nang co bóp, đẩy sữa vào ống dẫn – quá trình này được gọi là phản xạ xuống sữa. 

Các mẹ nên thực hiện động tác massage theo chuyển động tròn, bắt đầu từ phần trên của bầu ngực và di chuyển dần xuống núm vú. Việc massage giúp sữa về nhanh hơn và tiết kiệm thời gian, công sức.

Để quá trình Massage ngực có hiệu quả cao nhất, mẹ hãy vuốt nhẹ cả hai bên ngực. Ngoài ra, mẹ có thể lắc nhẹ bầu ngực trước khi vắt để tạo điều kiện cho dòng sữa chảy ra dễ dàng hơn.

Bước 5: Tìm tư thế thoải mái

Mẹ nên ngồi ở một vị trí thoải mái, hơi nghiêng người về phía trước để tận dụng trọng lực hỗ trợ quá trình hút sữa. Đặt dụng cụ đựng sữa gần vú để dễ dàng thao tác.

Các chuyên gia khuyên rằng, tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến cơ chế tiết sữa. Vì vậy, các mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng hay căng thẳng. Ôm con vào lòng hoặc nhìn con, thậm chí là ngắm ảnh của bé trong khi vắt sữa có thể giúp kích thích phản xạ tiết sữa của cơ thể một cách tự nhiên.

Bước 6: Đặt tay vào vị trí đúng

Đặt bàn tay vào bầu ngực theo hình dạng chữ C

Đặt bàn tay vào bầu ngực theo hình dạng chữ C, ngón cái đặt phía trên núm vú và quầng vú, ngón trỏ đặt ở phía đối diện bên dưới, trong khi các ngón tay còn lại đỡ phần bầu ngực. Tư thế này giúp mẹ dễ dàng điều khiển lực tay để vắt sữa một cách hiệu quả mà không gây đau đớn hoặc khó chịu.

Bước 7: Nhấn ngón tay vào thành ngực

Đặt ngón tay cái và ngón trỏ lên bầu ngực, nhẹ nhàng nhấn vào thành ngực nhưng không ấn quá mạnh. Vì mô vú rất nhạy cảm, việc tác động quá mạnh có thể gây bầm tím hoặc tổn thương, thậm chí tăng nguy cơ tắc ống dẫn sữa. Thực hiện động tác ấn vào và thả ra lặp lại liên tục đến khi sữa bắt đầu chảy xuống.

Bước 8: Tiến hành hút sữa

Hơi nghiêng người về phía trước để dễ dàng hứng dòng sữa đang chảy. Đảm bảo sữa được hứng vào dụng cụ đựng đã chuẩn bị, không để sữa tiếp xúc với tay. 

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, các mẹ nên vắt sữa ít nhất 3 giờ 1 lần, kể cả ban đêm, để duy trì nguồn sữa. Đồng thời, hãy duy trì thói quen này tại nơi làm việc để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé.

>>> Xem thêm: Thời gian biểu hút sữa khoa học cho bé

Bước 9: Lặp lại cho bên ngực còn lại

Sau khi hoàn thành vắt sữa bên ngực đầu tiên, tiếp tục lặp lại quy trình với ngực còn lại. Mỗi bên ngực nên được vắt trong khoảng 3-5 phút, đảm bảo sữa đã chảy ra hết hoặc khi cảm giác căng tức đã giảm. Mẹ có thể đổi qua lại giữa hai bên để kích thích dòng sữa và duy trì sự thoải mái.

Bước 10: Cho trẻ bú ngay hoặc bảo quản sữa

Sau khi hoàn thành việc hút sữa, nếu có thể, hãy cho trẻ bú ngay để bé nhận được sữa cuối – loại sữa giàu chất béo, có màu trắng đục, giúp bé tăng cân nhanh. Nếu không sử dụng ngay, mẹ nên đóng kín sữa vào bình hoặc túi trữ chuyên dụng, bảo quản sữa mẹ đúng cách trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh để sử dụng sau.

Ngoài ra, mẹ có thể tìm kiếm và tham khảo các video hướng dẫn vắt sữa bằng tay trên các nền tảng như YouTube để hiểu rõ hơn về kỹ thuật và quy trình thực hiện.

Vắt sữa bằng tay để được bao lâu?

Theo khuyến nghị của WHO, UNICEF và Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam về việc lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt, các quy tắc bảo quản cụ thể như sau:

  • Ở nhiệt độ phòng (25°C đến 35°C): Sữa mẹ có thể được bảo quản từ 6 đến 8 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh (4°C): Sữa mẹ có thể giữ được từ 3 đến 5 ngày.
  • Trong ngăn đông tủ lạnh: Sữa mẹ có thể được bảo quản tối đa 3 tháng.
  • Trong tủ đông chuyên biệt (dưới -18°C): Sữa mẹ có thể lưu trữ lên đến 6 tháng.

Để đảm bảo chất lượng và an toàn của sữa mẹ, hãy tuân thủ các hướng dẫn về bảo quản và sử dụng đúng cách.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng cách hút sữa mẹ bằng tay

Để cách hút sữa bằng tay hiệu quả cao, không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến tâm lý, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Mặc dù cách vắt sữa bằng tay có vẻ đơn giản, nhưng việc thành thạo kỹ thuật này đòi hỏi thời gian và sự luyện tập. Nếu lần đầu thực hiện không đạt kết quả như mong đợi, mẹ nên kiên nhẫn, duy trì việc luyện tập hàng ngày và không nên vội vàng bỏ cuộc.
  • Mẹ có thể linh hoạt sử dụng tay nào thuận tiện nhất, miễn là cảm thấy thoải mái và thao tác dễ dàng.
  • Ngoài ra, nên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn sạch để lau sữa nếu bị bắn hoặc tràn ra ngoài trong quá trình vắt.

Nên sử dụng cách hút sữa bằng máy vắt tay không?

Trong trường hợp cách hút sữa bằng tay không mang lại hiệu quả hoặc mẹ gặp khó khăn về thời gian và không gian tại nơi làm việc, việc áp dụng cách hút sữa bằng máy vắt tay có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả. 

Ưu điểm của cách hút sữa bằng máy vắt tay

  • Dụng cụ hút sữa bằng tay giá rẻ, dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng mẹ và bé hoặc tiệm thuốc tây..
  • Mẹ có thể tự điều chỉnh lực hút tùy theo nhu cầu và cảm giác.
  • Độ bền cao, dễ sử dụng và có thể tháo lắp, vệ sinh đơn giản sau mỗi lần sử dụng.
  • Thiết kế nhỏ gọn, không cần nguồn điện, thuận tiện mang theo khi di chuyển.

Nhược điểm của cách hút sữa bằng máy vắt tay

  • Không có chế độ massage tích hợp, do đó có thể gây ra cảm giác hơi đau khi hút.
  • Hoạt động dựa trên lực bóp của tay, có thể gây mỏi tay nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Thời gian hút sữa kéo dài hơn so với máy hút sữa bằng điện.

Nên vắt sữa bằng tay hay bằng máy? Bạn nên hiểu rằng nhu cầu và cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó phương pháp vắt sữa phù hợp với người này có thể không hiệu quả với người khác. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Hãy lựa chọn phương pháp vắt sữa mang lại sự thoải mái và thuận tiện nhất cho bản thân, đảm bảo sức khỏe và duy trì nguồn sữa tốt cho bé.

>>> Xem thêm: Nên mua máy hút sữa bằng tay hay điện?

Như vậy, việc biết cách hút sữa bằng tay không chỉ giúp mẹ duy trì nguồn sữa ổn định cho bé mà còn giúp giảm tình trạng căng tức vú do sữa đầy. Hy vọng với sự hướng dẫn  tiết trong bài viết trên có thể giúp các mẹ làm chủ kỹ năng hút sữa bằng tay này một cách dễ dàng và hiệu quả.