Cẩm nang cho mẹ
Thực phẩm Và Sữa

Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe​? Dấu hiệu & Cách điều trị

avatar
viết bởi Hoàng Anh
10-11-2024 11:29
Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe​? Dấu hiệu & Cách điều trị

Tắc tia sữa là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ gặp phải sau sinh, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe tuyến sữa. Vậy tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như thế nào? Dưới đây là những thông tin quan trọng giúp mẹ hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng xảy ra bên trong tuyến vú, thường gặp ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Trong giai đoạn này, tuyến sữa của mẹ sẽ phát triển mạnh mẽ để dẫn sữa về bầu ngực qua các tia sữa. Tuy nhiên, khi các tia sữa bị tắc nghẽn thường xuyên, nguy cơ phát triển ổ viêm nhiễm trong tuyến vú sẽ tăng lên, dễ dẫn đến áp xe vú.

Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe​? hình ảnh minh họa

Nguyên nhân hình thành áp xe vú xảy ra khi các loại vi khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu, xâm nhập vào tuyến vú qua ống dẫn sữa, thường là từ những vết thương nhỏ, các vết nứt hoặc tổn thương tại đầu vú do quá trình cho con bú. Khi vi khuẩn di chuyển qua ống dẫn sữa vào bên trong, chúng gây viêm nhiễm, tạo điều kiện hình thành các ổ viêm, dẫn đến áp xe. 

>>> Xem thêm: Sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia​, tại sao?

Tại sao tắc tia sữa lại bị áp xe?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực và không thoát ra ngoài được. Khi đó, các nang sữa trong bầu ngực bắt đầu tích tụ lượng sữa dư thừa. Trong thời gian dài, tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác căng tức, đau đớn mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. 

Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua các vết nứt hoặc vết thương nhỏ trên đầu vú, lợi dụng tình trạng tắc tia để phát triển và gây viêm nhiễm sâu bên trong. Từ đó, các ổ viêm hình thành và tiếp tục phát triển thành áp xe nếu không được điều trị sớm.

Tại sao tắc tia sữa lại bị áp xe? Nguyên nhân là gì?

>>> Xem thêm: Mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được

Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe​?

Thông thường, tình trạng tắc tia sữa nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe vú sau khoảng 4 tuần. 

Khi phát hiện các dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên xử lý và thông tắc sớm để ngăn ngừa nguy cơ áp xe. Một số cách thông tắc bao gồm xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực, chườm ấm và sử dụng máy hút sữa để giúp sữa được lưu thông dễ dàng hơn. 

Việc chủ động thông tắc tia sữa sẽ giảm bớt tình trạng ứ đọng, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và hình thành áp xe, đồng thời giúp mẹ duy trì việc cho con bú thuận lợi và an toàn.

giải đáp Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe​?

Dấu hiệu bị áp xe tuyến sữa

  • Sờ vào ngực thấy cục cứng có nang chứa mủ.
  • Vùng da bên ngoài tại vị trí viêm nhiễm sưng đỏ, đau rát, có cảm giác nóng.
  • Đau nhức sâu trong ngực, đau hơn khi chạm vào hoặc vận động cánh tay.
  • Bên ngực bị áp xe sưng to hơn bình thường, hạch nách có thể phát triển.
  • Vú bị áp xe thường không tiết ra sữa hoặc chỉ tiết ra rất ít.
  • Siêu âm có thể cho thấy vùng mủ hình thành bên trong. Xét nghiệm máu có chỉ số bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, chỉ số bạch cầu cho thấy dấu hiệu viêm.

Tắc tia sữa bị áp xe điều trị thế nào?

Nếu mẹ sau sinh bị áp xe vú do tắc tia sữa kéo dài, việc điều trị đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là các phương pháp và lưu ý mà mẹ cần tuân thủ trong quá trình điều trị:

  • Nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe, tránh căng thẳng và ưu tiên dùng các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo để giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa. 
  • Tạm dừng cho bé bú bên ngực bị áp xe để tránh nhiễm khuẩn từ ổ viêm. Thay vào đó, mẹ có thể vắt sữa ra bình cho bé bú, đồng thời chú ý vệ sinh đầu vú và vùng ngực.
  • Khi vắt sữa, mẹ có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để giúp giảm tình trạng tắc tia sữa, đồng thời cố gắng vắt kiệt sữa ở mỗi bên ngực, đặc biệt là bên không bị áp xe để ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến sữa.
  • Nếu tình trạng viêm và áp xe đã hình thành, mẹ cần sử dụng kháng sinh và thuốc kháng viêm theo đơn của bác sĩ, uống đầy đủ và không tự ý ngưng thuốc hoặc dùng quá liều. 
  • Việc vệ sinh núm vú hàng ngày là điều cần thiết trong quá trình điều trị để tránh nhiễm khuẩn lan rộng. 

Khi tình trạng áp xe tiến triển nặng, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như chích rạch và tháo mủ tại vùng quầng vú hoặc các vị trí thấp nhất của ngực. Các ổ áp xe nông dưới da có thể được chích nặn để loại bỏ mủ. 

Với những trường hợp áp xe sâu trong tuyến vú, cần tiến hành chích áp xe theo đường nan hoa để giảm viêm. Sau khi tháo mủ, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu hoặc mét gạc để rửa sạch ổ áp xe hàng ngày, kết hợp dùng kháng sinh để đảm bảo khử trùng triệt để.

Tắc tia sữa là tình trạng không nên xem nhẹ vì nếu kéo dài, mẹ có nguy cơ gặp phải biến chứng áp xe vú, thường xảy ra sau khoảng 4 tuần không điều trị. Bên cạnh việc phòng ngừa và xử lý tắc tia sữa kịp thời, các vật dụng chăm sóc mẹ và bé như máy hút sữa, khăn vệ sinh và máy tiệt trùng là những trợ thủ đắc lực giúp mẹ đảm bảo quá trình nuôi con an toàn và hiệu quả. Hagu Life cung cấp các sản phẩm chính hãng và chất lượng nhất để mẹ yên tâm chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé, truy cập và tìm sản phẩm tốt nhất cho gia đình mẹ nhé.