Giải mã thành phần sữa mẹ: Điều kỳ diệu tạo nên sức đề kháng cho trẻ

Về tổng thể, trong thành phần sữa mẹ có khoảng 87–88% là nước, phần còn lại là các thành phần rắn với tổng lượng khoảng 124g/L. Trong đó:
- Carbohydrate chiếm khoảng 7% (tương đương 60–70g/L), chủ yếu là đường lactose, nguồn năng lượng chính cho bé.
- Protein chiếm khoảng 1% (8–10g/L), gồm các loại đạm dễ tiêu hóa và giàu kháng thể.
- Chất béo chiếm khoảng 3,8% (35–40g/L), đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và cung cấp năng lượng.
Trung bình, 100 ml sữa mẹ cung cấp khoảng 65–70 kcal, trong đó:
- Khoảng 50% năng lượng đến từ chất béo,
- Khoảng 40% đến từ carbohydrate.
>>> Xem thêm: Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

1. Nước – Khoảng 90% thành phần sữa mẹ
Thành phần sữa mẹ chứa đến 90% là nước, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình hydrat hóa cho trẻ sơ sinh. Nhờ đó, bé không cần uống thêm nước trong những tháng đầu đời mà vẫn đủ nước để duy trì sự sống và phát triển toàn diện.
Cơ thể con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh, phụ thuộc rất lớn vào nước để hoạt động. Nước trong sữa mẹ giúp:
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bé.
- Bôi trơn các khớp.
- Hỗ trợ tiêu hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Bảo vệ các cơ quan nội tạng đang phát triển.
Chỉ cần bú mẹ đúng và đủ, bé đã nhận được nguồn nước tinh khiết, vô trùng, phù hợp nhất với hệ tiêu hóa non nớt, mà không cần bổ sung nước ngoài. Đây chính là lý do vì sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời mà không cần thêm nước hay bất kỳ chất lỏng nào khác.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

2. Carbohydrate: Thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của sữa mẹ
Trong số các chất đa lượng quan trọng có trong sữa mẹ, carbohydrate là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất và đóng vai trò không thể thay thế trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển hệ tiêu hóa cũng như não bộ của trẻ sơ sinh. Hai loại carbohydrate chính trong sữa mẹ là lactose và oligosaccharide:
Lactose – Carbohydrate chính trong thành phần sữa mẹ
Lactose (còn gọi là đường sữa) là loại carbohydrate chính trong sữa mẹ, chiếm khoảng 40% tổng năng lượng mà trẻ nhận được từ sữa mẹ. Đây cũng là nguồn carbohydrate chủ yếu của trẻ sơ sinh, tương tự như glucose đối với người lớn.
Lactose có vai trò:
- Thúc đẩy sự phát triển của não bộ, nhờ cung cấp năng lượng nhanh cho các tế bào thần kinh.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bằng cách cải thiện khả năng hấp thu canxi, phốt pho và magie.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách giảm số lượng vi khuẩn có hại và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
Đặc biệt, lactose được tiêu hóa dễ dàng nhờ enzyme lactase có sẵn trong ruột trẻ, giúp duy trì độ nhớt ổn định của sữa mẹ và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
>>> Xem thêm: Sữa mẹ có vị gì?

Oligosaccharide – Chất prebiotic tự nhiên
Sau lactose, oligosaccharide là nhóm carbohydrate lớn thứ hai và cũng là nhóm chất rắn nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chiếm khoảng 12–14g/L trong sữa mẹ thông thường và >20g/L trong sữa non. Cho đến nay, hơn 150 cấu trúc oligosaccharide trong sữa mẹ đã được xác định.
Điều đặc biệt là oligosaccharide không được tiêu hóa như lactose, mà đi thẳng đến ruột gần như nguyên vẹn, đóng vai trò như prebiotic giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này không chỉ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn mà còn tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột như tiêu chảy.
Ngoài ra, các oligosaccharide còn giúp:
- Cung cấp năng lượng cho tế bào ruột
- Tạo môi trường acid nhẹ (giảm pH) để ức chế vi khuẩn có hại
- Đi vào hệ tuần hoàn và tham gia điều hòa phản ứng miễn dịch.
>>> Xem thêm: Sữa mẹ màu vàng có tốt không?
3. Protein
Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa mẹ, không chỉ giúp xây dựng cơ bắp, xương và các mô mà còn đóng vai trò như một lá chắn miễn dịch tự nhiên bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh. Sữa mẹ chứa hai nhóm protein chính:
- Whey protein (chiếm khoảng 60%) – ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa, chứa nhiều thành phần bảo vệ như alpha-lactalbumin, lactoferrin, lysozyme và kháng thể IgA.
- Casein (chiếm khoảng 40%) – ở dạng micelle, kết tủa thành mảng mềm trong dạ dày, cung cấp đạm dinh dưỡng và giúp bé no lâu hơn.

Tỷ lệ whey/casein trong sữa mẹ thay đổi theo từng giai đoạn:
- Trong sữa non, tỷ lệ này có thể lên đến 90:10, giúp bé dễ tiêu hóa khi hệ tiêu hóa còn non yếu.
- Ở sữa trưởng thành, tỷ lệ ổn định khoảng 60:40, tối ưu cho sự phát triển và hấp thu của trẻ.
Khác với sữa công thức thường chứa tỷ lệ casein cao hơn, gây khó tiêu, protein trong sữa mẹ được thiết kế sinh học để phù hợp tối đa với khả năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, hàm lượng protein trong sữa mẹ thay đổi theo thời gian. Sau khi sinh, sữa mẹ chứa khoảng 14-16g/L protein, sau đó giảm xuống còn 8-10g/L sau 3-4 tháng và khoảng 7-8g/L sau 6 tháng. Mặc dù hàm lượng protein này có thể thay đổi, nhưng nó chủ yếu không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của mẹ mà có sự thay đổi liên quan đến cân nặng của mẹ.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng
4. Lipid (chất béo)
Thành phần sữa mẹ không chỉ có nước, carbohydrate và protein mà còn chứa lipid (chất béo), một thành phần quan trọng giúp cung cấp năng lượng và phát triển các cơ quan của trẻ sơ sinh, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh.
Dù chỉ chiếm khoảng 4% thể tích sữa mẹ, lipid lại cung cấp đến 50% tổng lượng calo mà bé nhận được mỗi ngày. Sữa non chứa khoảng 15–20g/L chất béo và hàm lượng này tăng lên đến 40g/L ở sữa trưởng thành. Đặc biệt, lượng chất béo trong sữa cuối bữa bú cao gấp 2–3 lần so với sữa đầu bữa, góp phần đảm bảo bé nhận được đủ năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu trong mỗi cữ bú.
Thành phần chính của lipid trong sữa mẹ là triglyceride, chiếm khoảng 95–98%, cùng với các acid béo dài chuỗi thiết yếu như:
- Linoleic acid và alpha-linolenic acid: tiền chất tạo nên arachidonic acid (AA) và eicosapentaenoic acid (EPA) – những hợp chất quan trọng trong điều hòa viêm và chức năng miễn dịch.
- Một phần EPA sẽ tiếp tục chuyển hóa thành docosahexaenoic acid (DHA) – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ, thị lực và hệ thần kinh trung ương của trẻ.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa một số acid béo ngắn như MHO, giúp đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột, hoạt động như chất xơ tự nhiên – hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa táo bón, tiêu chảy.
>>> Xem thêm: Tuyệt chiêu sữa mẹ đặc sánh
5. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ sự phát triển thể chất, trí não và miễn dịch của trẻ.
Sữa mẹ cung cấp các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K giúp trẻ phát triển thị giác, hệ miễn dịch và xương. Ngoài ra, các vitamin tan trong nước như vitamin C, B và axit folic hỗ trợ trao đổi chất và chức năng tế bào. Tuy nhiên, vitamin D và K thường thiếu, nên trẻ bú mẹ hoàn toàn cần được bổ sung thêm từ bên ngoài.
Sữa mẹ cung cấp hơn 20 loại khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi, magie, natri, selen… giúp phát triển xương, hệ miễn dịch và hỗ trợ chức năng thần kinh. Mặc dù hàm lượng khoáng thấp hơn sữa công thức, nhưng tỷ lệ hấp thu từ sữa mẹ rất cao, đủ đáp ứng nhu cầu của bé.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
6. Các chất dinh dưỡng khác
Sữa mẹ còn chứa nhiều thành phần sinh học đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Các chất dinh dưỡng khác trong sữa mẹ tiêu biểu như:
- Enzym tiêu hóa: Hỗ trợ phân giải chất béo và protein trong sữa, giúp trẻ hấp thu dễ dàng và bảo vệ đường ruột còn non yếu.
- Globulin miễn dịch (IgA): Là kháng thể bề mặt giúp bao phủ ruột và phổi, ngăn vi khuẩn, virus xâm nhập – được xem như “vắc-xin tự nhiên” của bé.
- Lactoferrin và lysozyme: Là protein có tính kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và hỗ trợ miễn dịch đường ruột.
- Hormone tự nhiên: Gồm insulin, leptin, ghrelin, apelin… có vai trò trong điều hòa chuyển hóa, cảm giác no và phát triển cơ quan.
- Yếu tố tăng trưởng (EGF, VEGF, NGF): Giúp phát triển hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và mạch máu, hỗ trợ tăng trưởng toàn diện cho trẻ.
- Hệ vi khuẩn có lợi: Sữa mẹ chứa Lactobacillus, Streptococcus, Staphylococcus… giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và tăng đề kháng.
- MicroRNA: Là các phân tử RNA ngắn giúp điều hòa miễn dịch, phân chia tế bào và phát triển mô; có thể tồn tại bền vững và hấp thu qua ruột vào máu.
Có thể thấy, thành phần sữa mẹ là một hệ dinh dưỡng hoàn chỉnh và sống động, cung cấp không chỉ năng lượng mà còn cả các yếu tố miễn dịch, hormone và vi khuẩn có lợi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi giọt sữa mẹ đều chứa đựng sự kỳ diệu mà không loại sữa công thức nào có thể thay thế hoàn toàn.
Để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thêm nhẹ nhàng và hiệu quả, mẹ hãy đồng hành cùng Hagu Life – nơi cung cấp các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng, giá tốt, từ máy hút sữa, túi trữ sữa đến thực phẩm lợi sữa và đồ dùng cho bé yêu. Hagu Life luôn sẵn sàng đồng hành để mẹ an tâm nuôi con khỏe, lớn khôn từng ngày!




