Cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng và cách khắc phục hiệu quả

Sữa mẹ có thể được chia thành hai “tính chất” phổ biến trong dân gian: sữa mát và sữa nóng. Vậy cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng như thế nào? Và mẹ nên làm gì nếu sữa đang bị “nóng”? Cùng Hagu Life tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hư
Cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng
Cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng thường được nhiều mẹ xác định dựa trên phản ứng và sự phát triển của bé khi bú sữa mẹ. Nếu bé bú mẹ nhưng chậm tăng cân, còi cọc, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc hoặc gặp các vấn đề như táo bón, nổi mụn nhọt… thì rất có thể sữa mẹ đang bị “nóng”.
Ngược lại, khi sữa mẹ “mát”, bé thường tăng cân đều, phát triển tốt, ngủ ngon, ít quấy khóc và phân vàng, mềm. Sữa mát cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp bé hạn chế mắc các bệnh về đường ruột hoặc hô hấp.
Tuy nhiên, các biểu hiện như chậm tăng cân hay quấy khóc không phải lúc nào cũng do sữa nóng. Bé có thể đang bị ốm, bú sai cách, không nhận đủ sữa hoặc đang trong giai đoạn wonder week khiến bé thay đổi sinh hoạt. Vì vậy, cần quan sát tổng thể và nếu cần thiết, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có đánh giá chính xác nhất.
>>> Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút ra ngoài

Sữa mẹ nóng hay mát thì ảnh hưởng gì đến bé?
Theo quan niệm dân gian, sữa mẹ mát là “chuẩn vàng” vì giúp bé bú ngoan, tăng cân đều, ít ốm vặt. Ngược lại, nếu bé quấy khóc, tiêu hóa kém hoặc tăng cân chậm thì nhiều mẹ lại lo lắng là do… sữa mẹ bị “nóng”.
Tuy nhiên, thực tế không có khái niệm khoa học nào định nghĩa thế nào là sữa mẹ nóng hay mát. Đây hoàn toàn là kinh nghiệm truyền miệng từ các thế hệ trước. Các chuyên gia của Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết: chất lượng sữa mẹ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tâm lý mẹ, cách cho bú và khả năng hấp thu của bé – chứ không phải do sữa “nóng” hay “mát”.
Ngoài ra, để bé hấp thu dưỡng chất tốt nhất từ sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú đủ cả sữa đầu (nhiều nước) và sữa cuối (đậm đặc, màu trắng đục, giàu chất béo). Đây mới là yếu tố thực sự giúp bé tăng cân và phát triển toàn diện.
>>> Xem thêm: Review các loại sữa tăng cân cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi

Tại sao sữa mẹ bị nóng?
Dù khái niệm “sữa mẹ nóng hay mát” chưa được công nhận chính thức trong y học hiện đại, nhưng thực tế chất lượng sữa mẹ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống của mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng sữa:
- Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này có thể khiến mẹ bị “nóng trong”, từ đó ảnh hưởng đến thành phần sữa khiến bé dễ bị rôm sảy, táo bón.
- Thiếu rau xanh, trái cây: Khi cơ thể mẹ thiếu chất xơ và vitamin, sữa cũng có thể trở nên “nặng nề”, khiến bé hấp thu kém.
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Một số thực phẩm như hải sản, sữa bò, trứng,… có thể gây dị ứng gián tiếp cho bé qua sữa mẹ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
>>> Xem thêm: Những thực phẩm gây mất sữa sau sinh

2. Sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng
Mẹ thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng sữa suy giảm. Việc thức khuya chăm con, lo âu, áp lực tâm lý hoặc stress trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mẹ suy yếu, dễ bị “nóng trong”
Bên cạnh đó, nếu mẹ bị ốm và phải sử dụng thuốc Tây, đặc biệt là kháng sinh, thì cần hết sức cẩn trọng. Một số thành phần trong thuốc có thể đi vào sữa mẹ, làm thay đổi tính chất sữa. Khi bé bú phải nguồn sữa này, hệ tiêu hóa còn non yếu của bé có thể phản ứng, dẫn đến các biểu hiện như tiêu chảy, nổi mẩn, rôm sẩy hoặc khó chịu.
>>> Xem thêm: Tuyệt chiêu giúp sữa mẹ đặc sánh
3. Lạm dụng chất kích thích
Rượu, bia, caffeine, thuốc lá,… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động trực tiếp tới sữa mẹ – khiến bé dễ bị kích thích thần kinh, khó ngủ và rối loạn tiêu hóa.

4. Thời tiết và môi trường sống
Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng kéo dài, cơ thể mẹ có xu hướng bị “nóng trong”, dẫn đến tình trạng mất nước, mệt mỏi. Từ đó, sữa mẹ có thể trở nên đặc hoặc khó tiêu hơn đối với trẻ sơ sinh.
Cách khắc phục sữa mẹ bị nóng
Dưới đây là những cách khắc phục tình trạng sữa mẹ bị nóng, giúp bé hấp thu tốt hơn và phát triển toàn diện:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống – Ăn gì để sữa mát, bé không táo bón?
Để cải thiện chất lượng sữa, mẹ nên ưu tiên chế độ ăn uống cân đối, giàu dưỡng chất, tăng cường thực phẩm có tính mát và hỗ trợ lợi sữa. Một số thực phẩm được khuyến khích gồm:
- Cà rốt: Giúp làm mát sữa, giàu vitamin A, giúp bé hấp thu tốt hơn.
- Thì là: Giúp tăng tiết sữa, làm sữa đặc và thơm hơn, hỗ trợ bé tăng cân.
- Lá bồ công anh: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ cải thiện chất lượng sữa mẹ, giúp bé tăng cân tốt hơn.
- Gạo lứt: Dùng gạo lứt rang nấu nước uống hằng ngày giúp thanh lọc cơ thể, làm mát sữa và hỗ trợ tiêu hóa.
- Rau ngót: Giàu estrogen tự nhiên và nhiều dưỡng chất, giúp tăng tiết sữa, hỗ trợ mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh.

2. Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết
Sau sinh, mẹ rất dễ thiếu hụt vi chất, làm ảnh hưởng đến sữa, mẹ nên:
- Uống vitamin A liều cao (200.000 UI) ngay sau sinh.
- Duy trì bổ sung sắt, kẽm, vitamin D, canxi hoặc viên đa vi chất ít nhất trong 1 tháng đầu sau sinh.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung thêm loại nào phù hợp với cơ thể mẹ.
3. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước là thành phần chính của sữa mẹ. Mẹ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày để duy trì lượng sữa tốt và tránh nóng trong. Có thể bổ sung thêm các loại nước lợi sữa như:
- Nước lá đinh lăng
- Nước chè vằng
- Nước đậu đen rang
- Nước gạo lứt rang

4. Cho con bú sớm và đúng cách
Bên cạnh dinh dưỡng, mẹ cũng nên cho bé bú sớm và bú đúng cách. Sữa non chứa nhiều kháng thể, giúp bé tăng sức đề kháng ngay từ những giờ đầu sau sinh. Khi cho bé bú đúng tư thế, ngậm sâu vào quầng vú, mẹ sẽ tiết được nhiều sữa hơn, đồng thời giúp sữa đặc và nhiều dinh dưỡng hơn.
>>> Xem thêm: Có nên hút sữa sau khi cho con bú không?
5. Hạn chế dùng thuốc trong thời gian cho con bú
Cuối cùng, cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc khi đang cho con bú, đặc biệt là kháng sinh và các thuốc dễ đi vào sữa mẹ. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mùi vị hoặc tính chất sữa, làm bé bỏ bú hoặc gây rối loạn tiêu hóa.
Hiểu được cách nhận biết sữa mẹ mát hay nóng sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho bé yêu. Để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thêm thuận lợi, mẹ đừng quên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng, an toàn, giá tốt tại Hagu Life. Từ máy hút sữa, túi trữ sữa, bình sữa, thực phẩm lợi sữa đến các dòng vitamin và dưỡng chất cần thiết – tất cả đều được chọn lọc kỹ lưỡng, hỗ trợ mẹ chăm con khỏe mạnh và nhẹ nhàng hơn mỗi ngày.





