LƯU Ý VỀ THỰC ĐƠN CHO TRẺ 12 THÁNG TUỔI MÀ MẸ CẦN BIẾT
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi cần có sự kết hợp giữa các món ăn cũng như các chất dinh dưỡng hợp lý để giúp bé phát triển về thể chất và sức khỏe. Muốn vậy, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về sự phát triển cũng như nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 12 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 12 tháng tuổi
Trẻ 12 tháng tuổi sẽ có những thay đổi rất nhiều về cân nặng và chiều cao so với lúc mới sinh, đồng thời bộ não sẽ đạt 60% so với kích thước não của người trưởng thành. Cân nặng tiêu chuẩn lúc này là 9kg và chiều cao sẽ là 75cm.
Đặc biệt, giai đoạn này trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, đó là lý do thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi là những món ăn dặm.
Tuy nhiên, sau 12 tháng tăng trưởng đáng kinh ngạc, quá trình phát triển cân nặng của trẻ sẽ bắt đầu chậm dần lại bởi mức độ hoạt động tăng lên.
Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi
Do trẻ đã biết bò và đang vào giai đoạn chập chững tập đi, trẻ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khoảng từ 800 – 1000 calo/ngày. Do đó, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 3 lần trong ngày.
Song song với việc bú sữa mẹ, cha mẹ có thể cho trẻ dùng 3 bữa sữa bột đặc hoặc cháo. Thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi hợp lí là 3 bữa ăn vào ban ngày, 3 – 4 cữ bú vào sáng sớm – chiều – tối để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng hoạt động trong ngày.
Bên cạnh đó, không ít bậc phụ huynh thắc mắc liệu trẻ 12 tháng tuổi đã ăn cơm được chưa. Điều đó dựa vào việc trẻ đã tập làm quen với thực ăn dạng đặc, cùng khả năng nhai nuốt tương đối tốt.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thử các loại thức ăn mềm khác như bún, phở, nui,…nhưng cần được cắt nhỏ để trẻ dễ ăn hơn. Cuối cùng, những món ăn thơm ngon trong bữa phụ như sữa chua, trái cây, váng sữa cũng là gợi ý mà các mẹ không nên bỏ qua.
Thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi tiêu chuẩn
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi phân chia các nhóm thực phẩm theo từng nhóm dinh dưỡng, được thiết kế theo mô hình kim tự tháp. Dựa vào tháp dinh dưỡng này, các mẹ sẽ biết nhóm thực phẩm nào nên bổ sung nhiều, nhóm thực phẩm nào nên hạn chế để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng giúp trẻ phát triển cao lớn, khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ 12 tháng tuổi tuổi bao gồm:
- Nhóm ngũ cốc, bột đường: 60 – 120g/ ngày
- Nhóm rau củ quả, trái cây: 300g/ ngày
- Nhóm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: 150 – 250ml/ ngày, từ 3 – 6 lần/ tuần.
- Nhóm thịt cá trứng và các loại hạt cung cấp đạm: 12 – 25g/ ngày.
- Nhóm chất béo: 35g/ ngày
- Nhóm muối và đường: không nên sử dụng nhiều khi chế biến thức ăn cho trẻ.
Tiêu chuẩn mỗi bữa cháo trong thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi
Trong thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi không thể thiếu các món cháo dinh dưỡng, vì thế mỗi bữa cháo cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm sau để cung cấp đủ các chất cần thiết:
- Chất đạm: Mẹ có thể băm nhuyễn thịt, cá, tôm, cua, trứng,…hoặc dùng nước hầm xương và cho thêm phần thịt để cung cấp chất đạm trong bữa ăn.
- Chất xơ: Chọn rau lá hoặc củ xay nhuyễn cho trẻ dễ ăn. Các loại ra củ có nhiều chất xơ như rau dền, bí đỏ, cà rốt,…
- Chất béo: Thêm 1 – 2 muỗng dầu mè, dầu oliu để cung cấp cho béo.
- Bên cạnh món cháo, cũng nên cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa bột hay sữa công thức cùng các chế phẩm từ sữa như phô mai để cung cấp Canxi cho sự phát triển của xương.
Gợi ý những thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi
Đảm bảo đủ dưỡng chất cho sự phát triển
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi rất quan trọng để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não. Khi xây dựng thực đơn cần có đủ các nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng và thường xuyên thay đổi để bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất,…cần thiết cho trẻ.
Trong bữa ăn, các mẹ cũng cần phải chú ý quan sát để hiểu được trẻ thích và không thích ăn những món ăn nào. Từ đó, mẹ chọn lọc ra, xây dựng thành thực đơn ăn dặm phù hợp nhất, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đáp ứng nhu cầu, đảm bảo đủ chất.
Xây dựng bữa ăn khoa học
Trước bữa ăn chính khoảng 2 giờ, mẹ không nên cho trẻ ăn vặt hay uống sữa để tránh tình trạng no lưng chừng, khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn. Khi ăn quá nhiều, một lượng lớn năng lượng không được hấp thụ và chuyển hóa, dẫn đến dư thừa, gây ra thừa cân, béo phì, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi trẻ mới tập ăn, các mẹ hãy cho trẻ ăn chậm từng ít một, chia ra làm nhiều bữa và hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc khô cứng, khó tiêu. Nếu mẹ thấy bé có khả năng ăn được nhiều hơn khẩu phần định sẵn thì bố mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn lên sao cho phù hợp với nhu cầu ăn dặm của từng trẻ.
Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 12 tháng
Đối với trẻ 12 tháng, mẹ không cần bổ sung thêm gia vị cho các bữa ăn của trẻ. Vì trong sữa, gạo, ngũ cốc đã có một lượng muối vừa đủ cho bé. Do vậy, việc nêm thêm gia vị vào thức ăn của trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ bị dư lượng muối có thể ảnh hưởng đến thận, đào thải canxi khiến trẻ biếng ăn và chậm phát triển.
Bên cạnh đó trong thời gian đầu, mẹ cần xay nhuyễn các loại thức ăn và nấu loãng để giúp trẻ làm quen. Sau đó, mẹ có thể tăng dần độ đặc của thức ăn, đồng thời xen kẽ các bữa ăn phụ như ngũ cốc, sữa chua, phô mai, trái cây,…
Và sau khi cho trẻ thử một món mới, mẹ nên ngừng đợi một vài ngày để quan sát xem trẻ có hiện tượng dị ứng hay không nhé.
Với những chia sẻ những điều cần thiết khi xây dựng thực đơn cho trẻ 12 tháng tuổi này hy vọng sẽ giúp các mẹ cùng bé tận hưởng thật nhiều bữa ăn dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho sự phát triển tốt nhất.
Nguồn thông tin: Sưu tầm tổng hợp