Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình, làm sao để bé bú được nhiều?
Việc cho bé bú bình là một trong những phương pháp phổ biến để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, nhưng đôi khi mẹ có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo bé bú đủ lượng sữa cần thiết. Dưới đây Hagu Life sẽ chia sẻ một số cách hiệu quả để tăng lượng sữa cho bé bú bình, giúp bé phát triển khỏe mạnh và đầy đủ.
>>> Xem thêm: Lượng sữa chuẩn cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi
Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa là đủ?
Lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo độ tuổi và sự phát triển của bé. Dưới đây là thông tin chi tiết về lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần trong từng giai đoạn:
Độ tuổi | Lượng sữa (ml) | Số cữ bú |
1 ngày tuổi | 5 – 7 ml | 8 – 12 cữ |
7 ngày tuổi | 35 ml | 8 – 12 cữ |
1 – 3 tháng tuổi | 35 – 120 ml | 6 – 8 cữ |
4 – 6 tháng tuổi | 90 – 180 ml | 5 – 6 cữ |
7 – 12 tháng tuổi | 180 – 240 ml | 3 – 4 cữ |
Việc xác định lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh là điều quan trọng để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Trẻ 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa?
Bé không chịu bú bình hoặc bú ít, nguyên nhân là gì?
Nếu bé không chịu bú bình hoặc bú ít, có thể do một số nguyên nhân sau:
- Núm vú bình sữa quá cứng: Bé có thể quen với núm vú mềm mại của mẹ và cảm thấy núm vú bình cứng hơn, gây khó chịu.
- Chưa quen với bú bình: Trẻ cần thời gian để làm quen với việc bú bình và nếu chưa quen, bé có thể không biết cách bú hiệu quả.
- Bé chưa đói: Trẻ sơ sinh thường chỉ bú khi đói. Nếu bé còn no, sẽ không hợp tác với bú bình.
- Không thích vị sữa công thức: Bé có thể không thích hương vị của sữa công thức, khiến con bỏ bú.
- Mọc răng: Khi trẻ mọc răng, cảm giác ngứa nướu có thể khiến việc bú bình trở nên khó khăn và đau đớn.
- Vấn đề sức khỏe: Nếu bé đột nhiên bỏ bú, có thể do sức khỏe không ổn định, như cảm lạnh hay vấn đề tiêu hóa.
- Nguyên nhân khác: Tư thế bú không đúng, không gian quá ồn ào hay không gian quá sáng cũng có thể ảnh hưởng đến việc bú bình.
>>> Xem thêm: Review Bình sữa giống ty mẹ nhất
5 Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả
Việc cho bé bú bình là giải pháp cần thiết khi mẹ không đủ sữa hoặc phải quay trở lại công việc. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng dễ dàng làm quen với việc bú bình, dưới đây là những cách hiệu quả để mẹ tăng lượng sữa cho bé bú bình:
1. Tăng lượng sữa cho bé bú bình bằng cách cai sữa đêm
Việc cho bé bú đêm có thể khiến trẻ cảm thấy no và không muốn bú vào ban ngày. Để tăng lượng sữa mà bé bú bình, mẹ có thể xem xét cai bú đêm. Phương pháp này sẽ giúp bé dần dần chuyển sang bú bình nhiều hơn vào ban ngày, đặc biệt là sau tuần khủng hoảng thứ 12.
Cách thực hiện:
- Hạn chế hoặc cai sữa đêm: Bằng cách giảm lượng sữa mẹ cho bé bú vào ban đêm, bé sẽ có xu hướng cảm thấy đói hơn vào buổi sáng. Khi đó, bé sẽ hợp tác bú bình nhiều hơn để bù lại lượng sữa đã thiếu.
- Thử nghiệm trước: Mẹ nên thử giảm dần lượng sữa cho bé bú vào ban đêm trong 1-2 ngày đầu. Sau đó, nếu thấy hiệu quả, có thể bắt đầu cắt cữ bú đêm thường xuyên.
- Tạo thói quen: Khi đã cai bú đêm, mẹ hãy giữ thói quen cho bé bú bình vào ban ngày, giúp trẻ quen dần với việc bú bình và tiếp nhận lượng sữa cần thiết.
Cai sữa đêm không chỉ giúp tăng lượng sữa cho bé bú bình mà còn hỗ trợ việc điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ một cách hợp lý. Hãy kiên nhẫn và chú ý đến sự thay đổi của bé trong quá trình này mẹ nhé.
>>> Xem thêm: Cách cai bỉm đêm cho bé
2. Thử tăng 30ml sữa ở mỗi cữ
Mẹ thường điều chỉnh lượng sữa với hy vọng bé sẽ bú bình nhiều hơn. Tuy nhiên điều này có thể khiến bé sốc và từ chối bú. Do đó, mẹ chỉ nên tăng thêm khoảng 30ml mỗi cữ bú, đồng thời theo dõi phản ứng của trẻ.
Cách thực hiện:
- Tăng lượng sữa từ từ: Bắt đầu bằng việc tăng 30ml cho mỗi cữ bú. Nếu bé dễ dàng tiếp nhận, mẹ có thể tiếp tục tăng đều đặn. Nếu trẻ chán nản và chỉ bú được một nửa, hãy giữ lượng sữa ở mức này cho đến khi bé quen.
- Tăng sau khi cai bú đêm: Sau khi cai bú đêm, mẹ có thể tăng thêm 30ml sữa bình cho bé vào buổi sáng. Lượng sữa tăng lên sẽ giúp thời gian bú kéo dài hơn. Ví dụ, nếu bé thường bú 120ml trong khoảng 20 phút, thì khi tăng lên 150ml, thời gian bú có thể kéo dài đến 30 phút.
- Không thúc ép trẻ bú nhanh: Mẹ không nên vội vàng yêu cầu bé bú nhanh hơn, vì điều này có thể dẫn đến việc bé bị sặc sữa hoặc khó tiêu. Hãy để trẻ tự điều chỉnh tốc độ bú.
- Tăng dần mỗi tuần: Mẹ có thể tiếp tục tăng thêm 10 ml sữa mỗi tuần, giúp bé dễ dàng thích nghi và duy trì sự thoải mái trong quá trình bú.
>>> Xem thêm: Top 10 bình sữa chống sặc cho trẻ sơ sinh
3. Duy trì mức sữa ổn định
Sau mỗi lần tăng lượng sữa cho con, mẹ cần quan sát quá trình bú của trẻ cho đến khi bé còn khoảng 10ml sữa trong bình. Từ đó, mẹ có thể xác định được lượng sữa tối đa mà trẻ có thể bú. Duy trì mức sữa này một cách ổn định là rất quan trọng để hình thành thói quen bú đủ cữ cho bé.
Nếu trẻ đã quen với việc bú đủ, sẽ ít có khả năng từ chối bú bình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì chế độ dinh dưỡng của bé.
4. Giảm thời gian cho bé bú
Nếu bé bú quá lâu nhưng vẫn có thể hấp thụ nhiều sữa, mẹ có thể cân nhắc việc rút ngắn thời gian bú xuống dưới 30 phút.
Sau vài lần áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ nhận thức được rằng việc bú lâu có thể khiến bé không được bú đủ sữa. Từ đó, bé sẽ dần hình thành thói quen bú nhanh hơn khi được cho bú.
5. Kiểm tra sữa công thức đang sử dụng
Việc chọn sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ là điều vô cùng quan trọng giúp trẻ thèm bú và uống ngon miệng hơn. Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có hương vị thanh nhạt tự nhiên, tạo cảm giác quen thuộc để trẻ thích thú khi uống.
Đồng thời đừng quên ưu tiên sữa chứa công thức dinh dưỡng nâng niu hệ tiêu hoá của con, giúp con tiêu hoá nhanh, từ đó nạp bữa ăn mới nhanh hơn, bú nhiều lần hơn, về lâu dài sẽ hỗ trợ tăng trưởng toàn diện.
>>> Xem thêm: Top bình sữa có núm mềm như ti mẹ
Việc tăng lượng sữa cho bé bú bình không chỉ giúp bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mà còn tạo những trải nghiệm ấm áp và gắn kết giữa mẹ và bé. Để dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ và bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé, mẹ có thể ghé thăm Hagu Life. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy một loạt sản phẩm chính hãng, từ sữa công thức đến các thiết bị chăm sóc sức khỏe, giúp mẹ thuận tiện hơn trong hành trình nuôi dưỡng bé yêu.