Tổng hợp dụng cụ nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ cần biết
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc chuẩn bị một bộ dụng cụ nấu cháo phù hợp không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo bé có những bữa ăn đủ dưỡng chất. Dưới đây là danh sách các dụng cụ cần thiết cho việc nấu cháo ăn dặm, giúp mẹ dễ dàng trong việc chế biến thức ăn cho bé.
>>> Xem thêm: Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm
Dưới đây là 12 dụng cụ nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ nên sắm:
1. Nồi – dụng cụ nấu cháo ăn dặm cho bé quan trọng nhất
Nồi nấu cháo là sản phẩm không thể thiếu trong bộ dụng cụ nấu cháo ăn dặm cho bé. So với các loại nồi thông thường như nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi inox,… Nồi nấu chậm là sản phẩm được yêu thích nhất với các ưu điểm vượt trội như:
- Giữ tối đa vitamin trong thức ăn, giúp cháo chín nhừ, tơi xốp.
- Chống tràn hiệu quả, giúp mẹ yên tâm khi nấu cháo.
- Có nhiều dung tích phù hợp với nhu cầu của từng gia đình.
Mẹ có thể tham khảo nồi nấu chậm Bear, sản phẩm được nhiều mẹ bỉm tin dùng bởi thiết kế hiện đại, đa chức năng, nhiều chế độ nấu và chi phí vô cùng hợp lý.
>>> Mua ngay: Nồi nấu chậm Bear, tiết kiệm 299.000đ
2. Máy xay cháo ăn dặm cho bé
Hiện nay, máy xay cháo ăn dặm cho bé có hai loại phổ biến là máy xay cầm tay và máy xay có cối đi kèm.
- Máy xay cầm tay: Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, phù hợp để xay nhuyễn thức ăn mềm hoặc cháo ăn dặm. Tuy nhiên, máy chỉ phù hợp với thực phẩm đã được nấu chín hoặc bằm sơ qua.
- Máy xay có cối đi kèm: Có công suất mạnh mẽ hơn, có thể xay nhuyễn thực phẩm tươi sống như thịt, cá mà không cần băm trước. Đồng thời cũng xay được cả rau củ sống và làm sinh tố, nhưng có nhược điểm là thiết kế hơi cồng kềnh và khó vệ sinh.
3. Bếp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bếp để nấu cháo ăn dặm cho bé như bếp gas, bếp điện từ và bếp hồng ngoại, mỗi loại đều có những đặc điểm và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu và khả năng kinh tế của gia đình, mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Một điểm cần lưu ý khi chọn mua bếp là mẹ nên ưu tiên bếp điện từ hoặc bếp hồng ngoại vì các sản phẩm này khá an toàn khi sử dụng có thể giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
4. Rây lọc cháo
Trong giai đoạn đầu khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mịn, thay vì sử dụng thức ăn dạng thô.
Sau khi nấu cháo chín từ các nguyên liệu như gạo, thịt, rau củ, mẹ nên xay nhuyễn cháo để có kết cấu mềm mịn. Nếu kỹ hơn, mẹ có thể sử dụng rây lọc có lỗ nhỏ để rây được thành phẩm mịn hơn, giúp con dễ tiêu hóa khi ăn.
5. Bộ dao, thớt ăn dặm cho bé
Khi sơ chế thực phẩm nấu cháo cho bé, việc chọn lựa bộ dụng cụ dao, thớt đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Thớt nên có bề mặt chống trượt để hạn chế xê dịch khi cắt thực phẩm, đồng thời cần có độ dày vừa phải và kích cỡ phù hợp với không gian nấu nướng.
Ngoài ra, dao và kéo cũng cần được chuẩn bị riêng để cắt đồ sống và đồ chín, mẹ nên chọn loại có lưỡi sắc bén và tay cầm chắc chắn để làm giảm cảm giác đau tay khi sử dụng và chống trơn trượt.
6. Dao nạo vỏ
Khi bé đã làm quen với các thực phẩm thô, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các món cháo có thêm rau củ bào sợi, thay vì xay nhuyễn. Tuy nhiên, việc thái sợi bằng dao thớt sẽ tốn nhiều thời gian hơn, dao nạo vỏ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mẹ trong trường hợp này.
7. Vỉ/Xửng hấp
Xửng hấp cũng là một dụng cụ nấu ăn không thể thiếu trong hành trình ăn dặm của bé. Xửng hấp thường được sử dụng để chế biến các món hấp đơn giản, ít dầu mỡ và thanh đạm, giúp bé dễ tiêu hóa.
Khi chọn xửng hấp cho bé, mẹ nên lựa chọn sản phẩm được làm từ chất liệu an toàn, không chứa chất độc hại như inox cao cấp hoặc silicon chịu nhiệt. Đồng thời nên ưu tiên các loại xửng hấp dễ tháo rời, vệ sinh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chuẩn bị thức ăn cho bé.
>>> Mua ngay: Bộ nồi chảo ăn dặm cho bé kèm xửng hấp
8. Cân định lượng
Trong giai đoạn bé mới ăn dặm, việc cân đối khẩu phần là rất quan trọng để tránh việc bé ăn quá nhiều, không tiêu hóa được. Vì vậy, mẹ nên sử dụng cân định lượng để đo chính xác khối lượng từng phần thức ăn, đảm bảo mỗi bữa ăn vừa phải mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Ngoài ra, cân định lượng còn được dùng để hỗ trợ mẹ đong đếm các công thức, từ đó chuẩn bị các món ăn dặm phong phú và hiệu quả hơn.
9. Thìa đong, cốc đong
Khi cân không thể đo chính xác một số nguyên liệu, mẹ nên sử dụng bộ thìa và cốc định lượng. Các dụng cụ này có vạch phân chia rõ ràng, giúp mẹ đo lường nguyên liệu một cách dễ dàng và chính xác.
Ngoài ra, cần lưu ý trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm với chất lượng khác nhau, mẹ hãy cân nhắc chọn loại an toàn để bảo vệ sức khỏe của bé và đảm bảo sản phẩm được bền lâu.
10. Màng bọc thực phẩm
Vì khẩu phần ăn dặm của bé thường nhỏ, mẹ có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sơ chế thực phẩm một lần cho nhiều bữa. Sau đó chia thành từng phần nhỏ và bảo quản trong túi trữ đông hoặc quấn màng bọc thực phẩm.
Việc này giúp giữ thực phẩm tươi ngon lâu hơn, ngoài ra còn hạn chế việc rã đông và trữ lạnh lại nhiều lần, đảm bảo dinh dưỡng cho bé và tiện lợi cho mẹ khi sử dụng.
11. Hộp nhựa có nắp
Hộp nhựa có nắp là dụng cụ bảo quản đồ ăn dặm cho bé hiệu quả, giúp thực phẩm luôn tươi ngon và an toàn. Khi nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ có thể nấu luôn khẩu phần trong một ngày và chia thành từng phần nhỏ trong các hộp nhựa.
Lưu ý nên lựa chọn hộp nhựa có thể hâm nóng trong lò vi sóng để tiện lợi hơn. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo nắp đậy kín để tránh bụi bẩn và vi khuẩn, đồng thời chọn hộp nhựa có chất liệu an toàn và không chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tham khảo các mẫu hộp nhựa tại Hagu Life:
12. Đồng hồ hẹn giờ
Đối với các bậc phụ huynh bận rộn nhưng vẫn muốn nấu ăn cho bé thì đồng hồ hẹn giờ là dụng cụ rất hữu ích. Sản phẩm này giúp căn chỉnh thời gian nấu chính xác, tự động thông báo khi đến giờ và cho phép bạn làm việc khác mà không phải lo lắng về việc món ăn bị quá lâu.
Với những thông tin chi tiết về các dụng cụ nấu cháo ăn dặm cho bé ở trên, hy vọng mẹ đã có những lựa chọn phù hợp nhất cho con yêu của mình. Việc đầu tư vào những dụng cụ chất lượng không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo bé được cung cấp những bữa ăn thơm ngon và bổ dưỡng.