Bé Khỏe
Cẩm nang cho bé

Chia sẻ kinh nghiệm ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi chi tiết

avatar
viết bởi Hoàng Anh
25-07-2024 19:28
Chia sẻ kinh nghiệm ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi chi tiết

Thời điểm ăn dặm vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển của con. Điều này cũng khiến nhiều ông bố, bà mẹ stress vì chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Những thắc mắc về nên cho con ăn thế nào, lượng thức ăn ở từng độ tuổi là bao nhiêu? San sẻ nỗi vất vả của bạn khi chăm con, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm ăn dặm cho bé trong từng tháng tuổi để phụ huynh có thể tham khảo qua. 

Hướng dẫn ăn dặm theo từng độ tuổi

Chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn ăn dặm theo từng độ tuổi giúp bạn hiểu hơn về chế độ, cách ăn, hành vi,…Bởi từng giai đoạn sẽ có đặc điểm khác nhau. Vậy nên bố mẹ cần phải lưu ý và quan tâm đến thông tin nuôi dạy trẻ. Bởi theo chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn ăn dặm từ 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi hay 8 tháng tuổi đều rất quan trọng. 

Kinh nghiệm ăn dặm bé từ 4–6 tháng tuổi

Giai đoạn từ 4–6 tháng tuổi bé đã có thể ngẩng cao đầu, ngồi trên ghế. Thời điểm này cũng là lúc cho thấy trẻ có sự thay đổi về cân nặng, chiều cao. Đồng thời về hành vi khi ăn cũng có sự thay đổi rõ rệt khi con có thể ngậm được thìa, di chuyển thức ăn trong khoang miệng. Như vậy, bố mẹ thực hiện cho con ăn dặm dựa vào các kinh nghiệm như:

  • Thức ăn quan trọng nhất là sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên bạn hãy bổ sung thêm rau củ, trái cây, thịt, ngũ cốc xay nhuyễn. Từ đó mới đảm bảo nạp thêm năng lượng, bổ sung chất sắt vào cơ thể. 
  • Chuyên gia hướng dẫn cách ăn dặm cho bé trong thời điểm này không nên dùng nhiều lượng thức ăn. Bố mẹ sử dụng ngũ cốc, thức ăn xay trộn với 4–5 thìa sữa mẹ. 
  • Bố mẹ nên cho con ăn mỗi món cách ngày và quan sát sở thích của trẻ. 
Hướng dẫn về Ăn Dặm cho Trẻ: Từ Lý Thuyết đến Thực Hành

Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé 6–8 tháng tuổi

Giai đoạn 6–8 tháng tuổi, các bé đã có sự phát triển về vóc dáng. Đối với hành vi ăn uống, trẻ không khác nhiều so với thời điểm 4–6 tháng tuổi. Như vậy để đảm bảo con em mình được phát triển toàn diện, bố mẹ hãy chú ý đến việc ăn dặm như sau:

  • Bố mẹ tăng thêm khẩu phần ăn song song với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các món như nước ép (lê, táo, đào, chuối, bơ,…) hay các loại rau củ (bí, khoai lang, cà rốt). Đồng thời kết hợp với đậu phụ, thịt xay để tăng thêm dưỡng chất. 
  • Khi cho con ăn dặm, bố mẹ dùng kết hợp rau củ, trái cây và thịt tăng dần từ 2–3 thìa mỗi lần ăn. 
  • Không nên trộn tất cả các món ăn lại mà bạn nên cho con ăn cách 2–3 ngày 1 món. 

Ăn dặm giai đoạn bé từ 8–10 tháng tuổi

Đối với giai đoạn từ 8–10 tháng, trẻ đã có sự thay đổi về hành vi, nhận thức. Lúc này, trẻ có thể cầm, bốc thức ăn và có xu hướng cho mọi thứ vào miệng. Hàm cũng có khả năng nhai nên có thể ăn được thức ăn mềm. Vậy kinh nghiệm ăn dặm thời điểm 8–10 tháng gồm:

  • Bố mẹ nên duy trì sữa mẹ, sữa công thức. Ngoài ra cho con ăn thêm phô mai, sữa chua không đường, rau củ, trái cây nghiền. Đồng thời, bạn hãy chuẩn bị một số loại thức ăn như miếng trứng, khoai tây luộc chín, bánh quy (dành riêng cho trẻ mới mọc răng),…để bé tự ăn. 
  • Đối với lượng thức ăn, bố mẹ có thể căn chỉnh tùy vào lượng ăn của con. Bạn nên kết hợp bánh quy, trái cây, ngũ cốc, rau củ,…cách ngày để con tập thích nghi. 

Tham khảo thực đơn và cách nấu cháo ăn dặm lần đầu 

Trong suốt thời gian từ 4–10 tháng tuổi, 6 tháng là thời điểm ăn dặm quan trọng nhất. Phổ biến nhất đó là cháo với các món ăn dặm cho bé như: cháo thịt bằm, cháo rau củ, cháo ngũ cốc,…Kết hợp cùng với đó là trái cây, nước ép để bổ sung thêm dưỡng chất. Vậy thực đơn và cách nấu cháo ăn dặm lần đầu ra sao? Bố mẹ cần tham khảo kinh nghiệm như sau:

thực đơn ăn dặm lần đầu cho trẻ

Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6–8 tháng

Nhiều phụ huynh chưa có kinh nghiệm thường loay trong việc xây dựng thực đơn cho con ăn uống. Đặc biệt khi trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm thì việc này càng quan trọng hơn. Vậy bạn có thể tham khảo thực đơn dưới đây gồm thời gian, cách ăn:

  • 6:00: Bú mẹ hoặc sữa công thức khoảng 150ml.
  • 9:00: Ăn cháo, sau 30 phút dùng trái cây xay nhuyễn.
  • 12:00: Cho bé bú mẹ.
  • 15:00: Bé ăn cháo sau 30 phút dùng trái cây.
  • 18:00: Bú mẹ hoặc sữa công thức.
  • 20:00: Bú mẹ hoặc dùng sữa ngoài. 

Cách nấu cháo ăn dặm lần đầu

Bố mẹ chuẩn bị cháo trắng, lòng đỏ trứng gà, rau dền, dầu ăn. Sau đó, bạn sơ chế rau dền bằng cách rửa sạch, băm nhuyễn. Đối với lòng đỏ trứng gà, bạn đánh cho tan và không nên dùng lòng trắng. Tiếp đến các bước thực hiện như sau:

  • Cho cháo vào nồi và đun sôi khoảng 5 phút. 
  • Bố mẹ cho rau dền băm nhuyễn vào nồi và đun khi đến khi chín. 
  • Sau đó, bạn cho lòng đỏ trứng đã đánh tan vào trong nồi. Tiếp tục đun đến khi sôi là hoàn thành món ăn dặm cho con. 
Cách nấu cháo ăn dặm lần đầu

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bậc phụ huynh kinh nghiệm ăn dặm cho bé ở từng độ tuổi. Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng để giúp bé phát triển, tăng trưởng. Vậy nên hy vọng từ thông tin trên, bạn có thể dễ dàng áp dụng để đồng hành cùng bé qua giai đoạn khó khăn mà cực kỳ cần thiết này.