Trẻ 3 tháng không chịu bú bình, giải pháp hiệu quả cho mẹ
Trẻ 3 tháng không chịu bú bình là vấn đề nhiều mẹ bỉm gặp phải khi đang tập bú bình cho bé hoặc chuẩn bị quay lại công việc. Để giúp mẹ vượt qua thử thách này, bài viết dưới đây của Hagu Life sẽ cung cấp nguyên nhân và các giải pháp hiệu quả nhằm giúp bé 3 tháng tuổi làm quen với bình sữa một cách dễ dàng.
Nguyên nhân khiến bé 3 tháng không chịu bú bình
1. Trẻ 3 tháng không chịu bú bình do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tháng không chịu bú bình. Những vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể làm bé khó chịu, dẫn đến lười bú.
Đặc biệt, khi bé bị đầy hơi, cảm giác căng tức bụng sẽ khiến trẻ khó chịu và dễ dẫn đến biếng ăn. Trong trường hợp này, mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé ngay sau khi bú bình. Đây là cách hữu hiệu giúp giảm lượng khí dư trong bụng trẻ, cải thiện tình trạng đầy hơi và kích thích trẻ ăn uống trở lại.
>>> Xem thêm: Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi
2. Bé không chịu bú bình do tiêm phòng
Trong khoảng 24 – 48 giờ sau khi tiêm, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc nhiều và không chịu bú bình hoặc lười bú rõ rệt. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của bé đang được kích hoạt để tạo kháng thể, dẫn đến cơ thể trở nên nhạy cảm và có xu hướng ngủ nhiều hơn, bú ít hoặc bỏ bú.
3. Bé chưa thực sự đói
Một trong những lý do khiến trẻ 3 tháng không chịu bú bình là vì bé chưa thực sự đói. Khác với bú mẹ, trẻ có thể mút ti bất cứ lúc nào, ngay cả khi không đói. Điều này có thể khiến mẹ nhầm tưởng rằng bé đói nhanh và cố gắng cho bé bú bình theo lịch bú mẹ.
Tuy nhiên, trẻ thường chỉ hợp tác với bú bình khi thực sự cảm thấy đói. Nếu mẹ cố cho bú trong lúc bé chưa đói hoặc còn no, bé sẽ từ chối và không hợp tác. Điều này có thể gây ra nhầm lẫn rằng trẻ không thích bú bình.
Bé đói thường mút tay, cựa quậy, quấy khóc nhẹ hoặc tìm kiếm bầu sữa. Hãy cho bé bú bình vào thời điểm này để dễ thành công hơn
>>> Xem thêm: Bé đói nhưng không chịu bú bình
4. Do núm ti quá cứng
Trẻ đã quen với cảm giác mềm mại của ti mẹ sẽ gặp khó khăn khi phải bú qua núm ti bình cứng hơn. Điều này khiến bé không thoải mái, dẫn đến tình trạng từ chối bú bình. Mẹ nên chọn núm ti mềm làm từ silicon hoặc cao su có chất lượng tốt, gần giống với ti mẹ để bé dễ làm quen hơn.
Ngoài ra, nếu lỗ núm ti quá nhỏ khiến sữa chảy nhỏ giọt, bé sẽ mất nhiều sức để bú mà không đủ no, dẫn đến mệt mỏi và chán bú bình. Do đó mẹ cần chọn thời điểm cần tăng size núm bình sữa để đáp ứng nhu cầu ăn của bé, tránh làm bé mất sức.
5. Bé 3 tháng tuổi mọc răng
Khi bước vào giai đoạn mọc răng, nhiều bé bắt đầu chống đối việc bú bình. Nguyên nhân là do quá trình mọc răng khiến trẻ ngứa lợi và khó chịu ở vùng nướu, thậm chí vị trí răng mọc có thể sưng đau. Trong tình trạng này, bé thường có xu hướng cắn chặt núm ti để giảm bớt cơn ngứa thay vì tập trung mút sữa.
Việc bú bình cũng đòi hỏi bé phải mút nhiều, gây thêm cảm giác khó chịu. Điều này dẫn đến tình trạng bé không chịu bú bình khi thức hoặc chỉ muốn nhai núm ti thay vì bú. Đây là hiện tượng phổ biến trong giai đoạn bé mọc răng, khiến nhiều mẹ lo lắng về lượng sữa bé bú không đủ.
>>> Xem thêm: Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Trẻ 3 tháng không chịu bú bình phải làm sao?
Để giải quyết tình trạng bé 3 tháng không chịu bú bình, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác và áp dụng các biện pháp thích hợp. Dưới đây là một số cách xử lý giúp bé làm quen và hứng thú hơn với việc bú bình.
1. Chọn núm ti phù hợp
Mẹ nên chọn núm ti mềm, gần giống với ti mẹ để bé dễ thích nghi. Nếu núm ti quá cứng hoặc có lỗ nhỏ, bé sẽ gặp khó khăn khi mút sữa và có thể từ chối bú.
2. Cho bé làm quen dần với việc bú bình
Nếu bé chưa quen bú bình, mẹ hãy bắt đầu bằng cách vắt sữa mẹ vào bình. Khi bé nhận ra mùi vị quen thuộc, bé sẽ dễ chấp nhận bình sữa hơn. Sau một thời gian, khi bé đã quen với việc bú bình, bạn có thể chuyển dần sang sữa công thức để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.
Đồng thời mẹ hãy chờ đến khi bé đói rồi mới cho bú bình, thay vì ép bé bú khi chưa có nhu cầu. Việc cho bé bú khi đói sẽ giúp bé dễ dàng tiếp nhận và giảm tình trạng phản đối.
>>> Xem thêm: Bé đang bú bình tự nhiên bỏ bú phải làm gì?
3. Tư thế cho bé bú phù hợp
Mẹ nên thử các tư thế cho bú khác nhau để tìm ra cách khiến bé thoải mái nhất. Tránh ép bé bú khi đang quấy khóc. Nếu bé gặp vấn đề về đầy hơi hoặc khó tiêu, hãy vỗ lưng nhẹ nhàng sau khi bú để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Duy trì lịch cho bú khoa học
Mẹ nên duy trì 5-6 cữ bú mỗi ngày, cách nhau khoảng 3-4 tiếng, tùy theo nhu cầu của bé. Tuy nhiên, không cần ép bé bú quá nhiều trong một lần, tránh gây cảm giác chán ăn hoặc khó chịu.
Trẻ 3 tháng không chịu bú bình là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, nhưng với sự kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp, cha mẹ có thể giúp bé dần thích nghi. Để hỗ trợ quá trình chăm sóc bé tốt hơn, bố mẹ nên chọn những sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chất lượng. Hãy ghé ngay Hagu Life để tìm mua các sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh và tạo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và bé.