Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không? Mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là tình trạng khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng. Trẻ sơ sinh thường ngủ lên tới 16-18 giờ mỗi ngày và nhiều trường hợp bé ngủ li bì không chịu dậy bú. Vậy hiện tượng này có gây hại gì cho sức khỏe của bé không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của Hagu Life.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là sao?
Trong những ngày đầu sau sinh, dạ dày của bé chỉ chứa được khoảng 5-7 ml sữa mỗi cữ bú. Dần dần, lượng sữa này tăng lên theo sự phát triển của bé. Nếu mẹ nhận thấy trẻ ngủ nhiều hơn và bú ít hơn mức thông thường, đây có thể là tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít.
Dưới đây là lượng sữa và thời gian ngủ thông thường của trẻ sơ sinh:
- Ngày thứ 3: 22-27ml sữa/cữ.
- Ngày thứ 7: 45-60ml sữa/cữ.
- Tròn 1 tháng tuổi: 80-150ml sữa/cữ.
Các cữ bú của trẻ sơ sinh theo từng ngày tuổi dao động như sau:
- 7 ngày đầu sau sinh: 8-12 cữ bú/ngày.
- Tuần thứ 2 – 3 tháng tuổi: 5-8 cữ bú/ngày.
- 4 – 6 tháng tuổi: 5-6 cữ bú/ngày.
- 7 – 12 tháng tuổi: 3-4 cữ bú/ngày.
Thời gian ngủ trong ngày của trẻ sơ sinh cũng phụ thuộc vào độ tuổi:
- 0 – 2 tháng: Tổng thời gian ngủ kéo dài 15-16 giờ với 3-5 giấc ngủ ngắn.
- 3 – 5 tháng: Tổng thời gian ngủ dao động 14-16 giờ với 3-4 giấc ngủ ngắn.
- 6 – 8 tháng: Tổng thời gian ngủ khoảng 14 giờ với 2-3 giấc ngủ ngắn.
- 9 – 12 tháng: Tổng thời gian ngủ khoảng 14 giờ với 2 giấc ngủ ngắn.
>>> Xem thêm: Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú
1. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít do bị ốm
Khi trẻ bị ốm, cơ thể của bé đang trong tình trạng mệt mỏi. Do đó trẻ có xu hướng ngủ dài hơn. Hơn nữa, vị giác của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, khiến bé không cảm thấy muốn bú như trước. Đây là nguyên nhân dễ thấy khi trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều.
Trong giai đoạn này, việc ép trẻ bú nhiều có thể gây khó chịu và thậm chí dẫn đến biếng ăn sau này. Mẹ nên chú ý đến nhu cầu của trẻ và điều chỉnh chế độ ăn ngủ cho phù hợp.
2. Giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt. Hai giai đoạn trẻ có thể mê ngủ bú ít là 3 tháng tuổi và từ 6 – 8 tháng tuổi.
Trẻ 3 tháng tuổi thường sẽ có những thay đổi như tăng cường sức mạnh cơ bắp, phản xạ tốt hơn và có thể bắt đầu biết nắm bắt hoặc cầm nắm đồ vật. Những thay đổi này đôi khi khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến việc từ chối bú.
Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi, một trong những vấn đề phổ biến mà trẻ gặp phải là mọc răng. Tình trạng này có thể khiến trẻ cảm thấy đau và khó chịu ở nướu, dẫn đến việc trẻ từ chối bú sữa vì cảm giác đau đớn khi mút.
>>> Xem thêm: Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ?
3. Trẻ ít bú hoặc bỏ bú do mới tiêm phòng
Sau khoảng 1 – 2 ngày kể từ khi tiêm phòng, mẹ có thể nhận thấy một số biểu hiện khác thường ở trẻ, chẳng hạn như:
- Trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn bình thường do cơ thể đang trong quá trình xây dựng khả năng miễn dịch với các virus và vi khuẩn gây bệnh.
- Cơ thể trẻ khi phải tập trung vào việc phát triển hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến việc trẻ không muốn ăn.
Nếu trẻ không muốn bú, mẹ có thể thử cho trẻ bú một cách nhẹ nhàng, không ép buộc. Có thể thử đổi vị hoặc phương pháp cho trẻ bú, như cho trẻ bú bằng bình sữa hoặc dùng thìa nếu cần.
Tình trạng trẻ bỏ bú hoặc bú ít thường chỉ diễn ra trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi tiêm phòng. Trong thời gian này, mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng thói quen ăn uống và giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc liên tục hoặc có dấu hiệu bất thường khác, hãy đưa trẻ đi khám.
Bình sữa Hegen chống sặc, đầy hơi cho bé
4. Trẻ sinh non
Thông thường, trẻ sinh non cần ngủ nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng. Mặc dù nhiều bậc phụ huynh có thể lo lắng khi thấy trẻ ngủ nhiều giờ hơn, nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Các bác sĩ khuyên rằng trẻ sinh non nên ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, với mỗi giấc ngủ không kéo dài quá 4 tiếng. Việc ngủ nhiều giờ giúp trẻ phục hồi sức khỏe, phát triển hệ thần kinh và cải thiện khả năng miễn dịch. Tuy nhiên mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa trên nệm mềm, điều này giúp tránh nguy cơ bị hội chứng đột tử (SIDS).
>>> Xem thêm: Các loại bình sữa cho trẻ sinh non
5. Các bệnh lý khác
Trẻ sơ sinh có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, và một số bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và bú của trẻ. Một số bệnh lý thường gặp có thể gây ra tình trạng trẻ ngủ nhiều và bú ít ở trẻ như cảm lạnh, viêm họng, vàng da hoặc rối loạn nhịp tim.
>>> Xem thêm: Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi
Bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?
Trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ dài hơn nhiều so với người lớn và điều này hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít nhưng vẫn vui vẻ, tăng cân đều đặn, thì mẹ không cần quá lo lắng.
Ngược lại, nếu trẻ ngủ quá nhiều và bú không đủ, có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng, không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Từ đó, trẻ có thể gặp các vấn đề như sụt cân, chậm phát triển, còi cọc, thậm chí là suy dinh dưỡng.
Nếu trẻ sơ sinh ngủ một giấc kéo dài quá lâu (trên 4 – 5 giờ), mẹ nên đánh thức trẻ dậy cho bú, bởi trẻ nhỏ rất dễ bị hạ đường huyết nếu nhịn đói quá lâu.
Nếu trẻ bú kém, ngủ li bì, khó đánh thức hoặc có các dấu hiệu như sốt, ho, thở hổn hển hay khò khè, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe. Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.
Giải pháp cho mẹ khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh ít bú và ngủ nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển, mẹ cần có những biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích mẹ có thể tham khảo:
- Đánh thức trẻ dậy bú sau khoảng 2 – 3 giờ, đặc biệt với trẻ dưới 1 tháng tuổi, không nên để trẻ ngủ lâu hơn 4 – 5 giờ mà không bú.
- Chú ý đến chất lượng nguồn sữa cho trẻ bú, kêt cả sữa mẹ lẫn sữa công thức.
- Thiết lập lịch trình ngủ và bú thường xuyên cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo phương pháp EASY để giúp trẻ bú khỏe, ngủ ngon.
- Ngoài thời gian bú, mẹ cũng nên dành thời gian chơi cùng trẻ để tăng sự gắn kết và kích thích các giác quan của trẻ. Hoạt động này giúp trẻ tỉnh táo và quan tâm hơn đến việc bú.
Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì
Khi đánh thức bé, mẹ cần tránh lay mạnh hoặc gọi quá đột ngột, vì điều này có thể làm trẻ giật mình và quấy khóc. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng một số cách tiếp cận nhẹ nhàng như:
- Chạm nhẹ vào má hoặc lắc ngón chân của trẻ: Những cử chỉ nhẹ nhàng này giúp kích thích trẻ mà không làm trẻ bị giật mình.
- Bỏ bớt khăn quấn hoặc chăn: Việc làm này giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng tỉnh dậy.
- Điều chỉnh ánh sáng trong phòng: Tăng ánh sáng tự nhiên hoặc giảm tốc độ quạt sẽ giúp trẻ thích nghi dần với môi trường.
- Lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm ẩm: Cảm giác ẩm ướt trên mặt có thể giúp trẻ tỉnh dậy từ từ.
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có thể gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh, nhưng nếu được quản lý đúng cách, trẻ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài việc chăm sóc giấc ngủ và khẩu phần ăn cho trẻ, các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi dưỡng. Hagu Life cung cấp đa dạng sản phẩm chất lượng, từ bình sữa, máy hút sữa, đến các loại thực phẩm bổ sung cho mẹ và bé, tất cả đều với giá cả hợp lý nhất. Mẹ có thể yên tâm tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất cho mình và bé yêu tại Hagu Life.