Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú: Khi nào mẹ cần lo lắng?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể khiến nhiều mẹ lo lắng vì sợ bé không nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Để hiểu rõ hơn liệu đây có phải là dấu hiệu đáng lo ngại hay chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển, hãy cùng Hagu Life tìm hiểu ngay sau đây.
Trẻ sơ sinh ngủ thế nào là bình thường?
Khác với người lớn, chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm hai giai đoạn chính: giấc ngủ sâu và giấc ngủ động, mỗi giai đoạn kéo dài từ 10 – 15 phút và xen kẽ nhau, tạo thành một chu kỳ ngủ hoàn chỉnh kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng.
Dưới đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi:
Độ tuổi | Tổng lượng ngủ (giờ/ngày) | Thời gian ngủ ban ngày | Thời gian ngủ ban đêm | Chu kỳ ngủ |
Dưới 3 tháng | 16 – 20 giờ | Khoảng 8 – 10 giờ | Khoảng 8 – 10 giờ | Ngủ sâu 10 – 15 phút, ngủ động 10 – 15 phút, xen kẽ 2 – 3 giờ |
3 – 6 tháng | Khoảng 14 giờ | Khoảng 4 – 6 giờ | Khoảng 8 – 10 giờ | Ngủ đêm dần ổn định hơn, vẫn duy trì các chu kỳ ngủ nông và sâu |
6 – 8 tháng | Khoảng 14 giờ | Khoảng 3 – 4 giờ | Khoảng 8 – 10 giờ | Ngủ đêm liền mạch 6 – 8 giờ, giấc ngủ ngày ngắn lại với 2-3 giấc |
9 – 12 tháng | 12 – 15 giờ | Khoảng 2 – 3 giờ | Khoảng 9 – 12 giờ | Ngủ đêm liên tục 9 – 12 giờ, giấc ngủ ngày giảm xuống còn 1 – 2 giấc ngắn |
1 – 2 tuổi | 11 – 14 giờ | Khoảng 1 – 2 giờ | Khoảng 10 – 12 giờ | Ngủ đêm sâu và ổn định hơn, giảm thời gian ngủ ban ngày xuống còn 1 giấc ngắn |
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không?
Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mà bố mẹ nên lưu ý như:
1. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú gây mất nước
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là nguồn nước chủ yếu cho trẻ sơ sinh. Khi bé ngủ nhiều và không bú, cơ thể dễ rơi vào trạng thái thiếu nước, khiến bé mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi và ngủ li bì kéo dài. Nếu tình trạng này tiếp tục, bé sẽ dễ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
2. Trẻ sơ sinh ngủ li bì không chịu bú có thể do bị sốt
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, nên dễ bị sốt, thậm chí không có dấu hiệu báo trước. Nếu bé ngủ quá nhiều, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cho bé. Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, khi nhiệt độ vượt quá 38 độ, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não
Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng như ngủ nhiều và bỏ bú. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nếu bé có dấu hiệu ngủ quá nhiều mà không chịu dậy bú và kèm theo các biểu hiện bất thường, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
4. Viêm đường hô hấp
Khi trẻ có các biểu hiện như ho, hắt hơi, chảy nước mũi và nhiệt độ cao, rất có thể bé đã bị viêm đường hô hấp. Điều này gây mệt mỏi, khiến bé ngủ li bì và không muốn dậy bú. Bố mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu này để kịp thời đưa bé đi khám.
5. Trẻ bị mất ngủ trước đó hoặc thay đổi môi trường
Nếu trẻ bị thiếu ngủ do môi trường cũ không lý tưởng, sau khi chuyển sang môi trường thoải mái hơn, bé có thể ngủ bù, khiến bố mẹ thấy bé ngủ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ kéo dài, bố mẹ cần theo dõi và điều chỉnh để bé có giờ giấc sinh hoạt phù hợp.
6. Trẻ sinh non cần nhiều giấc ngủ hơn để phát triển
Trẻ sinh non thường cần ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày để phát triển toàn diện. Bố mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ sinh non ngủ nhiều nhưng vẫn bú tốt và tỉnh táo khi thức dậy. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần đảm bảo mỗi giấc ngủ của trẻ không kéo dài quá 4 tiếng.
>>> Xem thêm: Bình sữa cho trẻ sinh non loại nào tốt?
7. Dấu hiệu hạ đường huyết khi bỏ bú quá lâu
Nếu trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú, bố mẹ nên đánh thức bé. Trẻ dễ bị hạ đường huyết nếu nhịn đói quá lâu, vì vậy việc đảm bảo bé được bú đủ lượng sữa cần thiết rất quan trọng.
Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ li bì không chịu bú?
Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp mẹ đánh thức bé sơ sinh dậy bú:
- Chạm nhẹ lên cơ thể bé: Không nên lay mạnh làm bé giật mình. Thay vào đó, mẹ hãy chạm nhẹ lên tay, má hoặc chân bé để bé dần tỉnh giấc.
- Dùng khăn ấm lau mặt, tay chân: Một chiếc khăn ấm có thể giúp kích thích nhẹ nhàng. Lau nhẹ mặt, tay, chân bé sẽ làm bé cảm nhận được và từ từ thức dậy.
- Cởi tã hoặc khăn quấn bé: Mẹ có thể nhẹ nhàng bỏ bớt lớp tã hoặc khăn quấn để bé tự nhận ra sự trống vắng và thức dậy.
- Kích thích phản xạ mút: Đặt nhẹ ti mẹ hoặc bình sữa vào miệng bé. Trẻ sơ sinh có phản xạ tự nhiên là mút khi có vật tiếp xúc với môi, điều này giúp bé có thể bú mà không cần phải đánh thức hoàn toàn.
Một số câu hỏi thường gặp
Bé ngủ suốt đêm không bú có sao không?
Nếu bé ngủ xuyên đêm mà không cần bú, đây có thể là dấu hiệu tích cực. Nó cho thấy bé đã bú đủ no trong ngày và có đủ năng lượng để duy trì giấc ngủ dài hơn vào ban đêm.
Trẻ sơ sinh có thể nhịn đói bao lâu?
Trẻ sơ sinh có thể nhịn đói khoảng 2-4 giờ, tùy thuộc vào độ tuổi và lịch bú của bé. Ở độ tuổi 1-2 tháng, trẻ thường bú từ 7-9 lần mỗi ngày và không nên để bé nhịn đói quá 4 giờ, ngay cả vào ban đêm. Nếu bé lớn hơn và đã hình thành lịch bú ổn định, bé có thể chịu đói đến 4 giờ.
Trong giai đoạn đầu đời, giấc ngủ là rất quan trọng đối với sự phát triển bé. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều mà không chịu dậy bú, các bậc phụ huynh cần chú ý và có biện pháp kịp thời. Hagu Life luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ trong việc chăm sóc bé yêu, cung cấp các sản phẩm chính hãng và chất lượng với giá tốt nhất. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp chăm sóc bé toàn diện, giúp bé phát triển khỏe mạnh và an toàn. Hãy ghé thăm Hagu Life để tìm hiểu thêm và chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất cho con yêu của bạn!