Bé Khỏe
Cẩm nang cho bé

Khi nào cho bé ăn dặm​? Thời điểm vàng mẹ không nên bỏ lỡ

avatar
viết bởi Hoàng Anh
29-10-2024 11:45
Khi nào cho bé ăn dặm​? Thời điểm vàng mẹ không nên bỏ lỡ

Bước vào giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé dần vượt quá khả năng cung cấp từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đây là lúc nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: “Khi nào nên cho bé ăn dặm?”. Bài viết sau đây của Hagu Life sẽ giúp mẹ tìm hiểu thời điểm phù hợp và tips cho bé ăn dặm đúng cách, đảm bảo con phát triển khỏe mạnh mà vẫn duy trì cữ bú hiệu quả.

Nên cho bé ăn dặm khi nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ để hấp thụ thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ cần khoảng 700kcal/ngày, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal. Ăn dặm giúp bù đắp lượng năng lượng thiếu hụt, đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng còi cọc, chậm tăng trưởng.

Ngoài ra, từ 6 tháng, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé bắt đầu cạn dần, trong khi sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu sắt. Nếu không bổ sung sắt qua thực phẩm ăn dặm, bé có nguy cơ bị thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Nên cho bé ăn dặm khi nào? khi tròn 6 tháng tuổi

>>> Xem thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng​

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn dặm:

  • Bé có thể ngồi vững và kiểm soát đầu tốt.
  • Tò mò với thức ăn, muốn tham gia vào bữa ăn.
  • Có khả năng ngậm và nhai thức ăn.
  • Bé biết nhặt thức ăn và đưa vào miệng.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh

Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn gì?

Cũng như người lớn, bữa ăn của bé cần đủ 4 nhóm chất chính: bột đường, chất béo, chất đạm và vitamin khoáng chất. Trong đó:

  • Nhóm tinh bột: Các loại bột gạo, lúa mì, hoặc bột từ củ như khoai tây, khoai lang, khoai mỡ là lựa chọn lý tưởng khi bắt đầu. Mẹ cũng nên pha bột với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé dễ làm quen với hương vị mới.
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: Cho bé làm quen với các loại trái cây mềm như chuối, xoài, đu đủ.
  • Nhóm đạm: Trong giai đoạn đầu, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, vì vậy mẹ nên tránh các loại thực phẩm tanh như cá, hải sản. Thay vào đó hãy ưu tiên thịt gà, thịt lợn, thịt bò và trứng, kết hợp cùng các món bột.
  • Nhóm chất béo: Mỗi bữa bột nên thêm 1 thìa cà phê dầu ăn dặm (khoảng 5g) để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn gì

>>> Xem thêm: Combo 3 loại dầu ăn dặm bổ não cho bé

Bí quyết ăn dặm đúng cách theo Hiệp hội Nhi Hoa Kỳ

Dựa trên hướng dẫn từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), để quá trình ăn dặm diễn ra suôn sẻ, cha mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng dưới đây.

1. Nguyên Tắc “Ngọt – Mặn”

  • Bắt đầu với bột ngọt: Lựa chọn bột ngọt như bột gạo hoặc bột ngũ cốc pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đây là cách giúp bé quen dần với thức ăn mới nhờ hương vị tương đồng với sữa mẹ.
  • Chuyển sang bột mặn: Sau khi bé đã quen với bột ngọt, mẹ dần chuyển sang bột mặn có thêm thịt, cá, trứng để cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.

>>> Xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng

2. Nguyên Tắc “Ít – Nhiều”

Bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian để hệ tiêu hóa của bé thích nghi. Ví dụ:

  • 10g bột cho mỗi bữa.
  • 10g rau xanh hoặc thịt xay nhuyễn.
  • 5ml dầu ăn hoặc mỡ động vật cho mỗi khẩu phần.

Tăng dần số lượng và thành phần giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.

Bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần để hệ tiêu hóa của bé thích nghi

>>> Xem thêm: Bé 6 tháng ăn được thịt gì?

3. Nguyên Tắc “Loãng – Đặc”

  • Bắt đầu với thức ăn loãng và dần dần tăng độ đặc của bột khi bé đã quen.
  • Việc chuyển từ loãng sang đặc giúp bé thích nghi tốt hơn với những loại thực phẩm phức tạp mà không gây ra phản ứng tiêu hóa như đầy bụng hay táo bón.

>>> Xem thêm: Cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng

4. Nguyên Tắc “Tô Màu Chén Bột”

Mỗi chén bột nên kết hợp đủ 4 nhóm chất thiết yếu:

  • Tinh bột: Bột gạo, bột ngũ cốc.
  • Chất đạm: Thịt gà, bò, trứng, đậu phụ.
  • Chất béo: Dầu ô liu, mỡ động vật.
  • Vitamin và khoáng chất: Rau xanh, củ quả.

Bổ sung các nguyên liệu nhiều màu sắc không chỉ giúp bữa ăn trở nên hấp dẫn mà còn đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng.

>>> Xem thêm: Cách sử dụng dầu ăn cho bé 6 tháng tuổi

5. Không ép trẻ ăn

Nếu bé từ chối thức ăn bằng cách ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra, cha mẹ không nên ép bé ăn.

Hãy tạm dừng ăn dặm khoảng 5-7 ngày rồi thử lại. Điều này giúp bé không cảm thấy áp lực và có thể tiếp nhận thức ăn khi sẵn sàng.

>>> Xem thêm: Bé 6 tháng ăn được trái cây gì​?

6. Kiên trì thử lại nhiều lần

Đừng nản lòng nếu bé từ chối thức ăn trong lần đầu tiên. Theo các chuyên gia, thường cần 6-10 lần thử để bé chấp nhận thức ăn mới.

Khả năng tiếp nhận sẽ cải thiện đáng kể sau 12-15 lần tiếp xúc với món ăn mới. Nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ ăn, đó là dấu hiệu tốt cho thấy bé đã sẵn sàng.

Xác định khi nào cho bé ăn dặm là bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Bắt đầu đúng thời điểm sẽ giúp bé hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Để quá trình ăn dặm diễn ra dễ dàng hơn, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như bát, thìa, yếm ăn và ghế ăn dặm từ những thương hiệu uy tín. Hagu Life tự hào cung cấp đầy đủ các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, giúp mẹ an tâm chăm sóc bé yêu.