Cẩm nang cho bé
Tã Và Bỉm

Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi: 30+ Thực đơn ngon, bổ dưỡng

avatar
viết bởi Hoàng Anh
04-09-2024 23:08
Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi: 30+ Thực đơn ngon, bổ dưỡng

Bé yêu nhà bạn đã 7 tháng tuổi và sẵn sàng cho phương pháp BLW (Baby-Led Weaning)? Để hỗ trợ các bậc phụ huynh chuẩn bị những bữa ăn thú vị và bổ dưỡng cho bé một cách dễ dàng, hãy cùng tham khảo gợi ý các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng 

Đặc điểm phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Giai đoạn 7 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ:

Về thể chất, khả năng kiểm soát tay của bé được cải thiện rõ rệt. Bé có thể thực hiện các động tác tay phức tạp hơn như tự cầm cốc có hai quai để uống nước, cầm nắm đồ chơi, vỗ tay,… Đồng thời, bé có thể tự ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ của mẹ.

Về mặt giao tiếp xã hội, bé bắt đầu tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh, ví dụ như khi nhận được lời khen, bé có thể vỗ tay như một cách phản hồi tâm trạng vui vẻ. Bé cũng bắt đầu biết yêu cầu mẹ cung cấp thêm thức ăn nếu cảm thấy đói hoặc thể hiện sự không hài lòng và từ chối khi không muốn ăn nữa.

Về mặt dinh dưỡng, bé đã sẵn sàng cho phương pháp BLW (Baby-Led Weaning). Mẹ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất chính là tinh bột, chất béo, protein và vitamin vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ. Lưu ý các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi là những món ăn mềm, dễ nhai, kích thích bé tự khám phá và trải nghiệm với thức ăn.

Đặc điểm phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6-7 tháng

Lợi ích khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi

Phương pháp ăn dặm BLW là một phương pháp khuyến khích tính tự lập ngay từ giai đoạn đầu đời, giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và tự quản lý việc ăn uống của mình. Nhờ vậy, khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Bé sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau, giúp phát triển khả năng phân biệt hình dáng, kết cấu, màu sắc và hương vị của thức ăn. 
  • Hỗ trợ sự phát triển các kỹ năng cầm nắm, nhai, nuốt, giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa mắt, tay và não. 
  • Khi được trao quyền tự quyết trong việc ăn uống, bé thường có xu hướng hứng thú hơn với bữa ăn, từ đó giảm thiểu tình trạng ép ăn hoặc biếng ăn. Đồng thời, thực đơn BLW vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Lợi ích khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi

>>> Xem thêm: Cách kích thích ăn dặm cho trẻ biếng ăn

Nguyên tắc khi nấu các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Nguyên tắc khi nấu các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi cần phải được tuân thủ chặt chẽ để đảm bảo con nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển. 

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm

  • Hệ tiêu hóa của bé 7 tháng vẫn còn non yếu, vì vậy mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm và dễ tiêu như khoai tây nghiền, bơ, chuối chín,… 
  • Lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé bắt đầu cạn kiệt trong giai đoạn này, do đó việc bổ sung thực phẩm giàu sắt là rất cần thiết. Mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, heo,… hoặc các loại rau củ như rau bina, bí đỏ,…
  • Để bé dễ dàng tự cầm nắm và ăn, mẹ nên chọn những thực phẩm có hình dạng que, sợi hoặc cắt miếng vừa phải. 
  • Mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày để giúp bé không chỉ khám phá được nhiều hương vị mới mà còn nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Nguyên tắc khi nấu các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Nguyên tắc khi cho bé ăn

  • Ở giai đoạn này, bé đã có thể ngồi vững, vì vậy mẹ nên cho bé ngồi trên ghế ăn với tư thế thẳng lưng, mặt hướng về bàn ăn.
  • Mẹ nên đặt thức ăn trước mặt để bé tự chọn món mình thích. Không nên đút hoặc ép bé ăn.
  • Thiết lập thời gian cố định cho bữa ăn để giúp con hình thành thói quen ăn uống điều độ và tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

Một số loại thực phẩm không nên cho bé ăn

  • Mẹ cần tránh các thực phẩm có hình dạng nhỏ, cứng hoặc trơn trượt vì dễ gây nghẹn cho bé khi ăn theo phương pháp BLW như cà chua bi, nho chưa cắt nhỏ, các loại hạt cứng,…
  • Mật ong, hải sản, lòng đỏ trứng,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Đối với những gia đình có tiền sử dị ứng, mẹ nên theo dõi kỹ càng khi cho bé ăn các loại thực phẩm này.
  • Không nên cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn như kẹo cứng, bỏng ngô hoặc thức ăn nhiều đường vì có thể gây hại cho sức khỏe của con. 

>>> Xem thêm: Công thức ăn dặm bổ dưỡng cho bé

Gợi ý các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng 

Một bữa ăn BLW cho bé 7 tháng tuổi nên có ít nhất 3 món khác nhau để bé thoải mái lựa chọn, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp con hứng thú hơn với việc ăn uống. 

Ngoài ra, khi quá bận rộn, cha mẹ có thể lấy thực phẩm từ bữa ăn của gia đình, nhưng nên ưu tiên các món luộc hoặc chiên nhẹ, ít gia vị để đảm bảo an toàn cho bé. Dưới đây là gợi ý các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi trong 1 tuần mà các mẹ có thể tham khảo:

Ngày 1: Ức gà và các loại rau củ luộc

Nguyên liệu:

  • Ức gà hoặc thịt đùi gà.
  • Bắp non.
  • Cà rốt.
  • Đậu cô ve.

Cách chế biến:

  • Ngâm thịt gà với nước muối loãng, rửa sạch, lọc bỏ xương (nếu dùng đùi gà), rồi luộc ở lửa vừa trong 10-12 phút. Vớt ra để nguội, sau đó xé nhỏ.
  • Rửa sạch bắp non, cà rốt và đậu cô ve, cắt khúc. Luộc hoặc hấp riêng từng loại đến khi mềm. Để nguội trước khi cho bé ăn.
Gợi ý các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Ngày 2: Cơm, tôm, bông cải xanh và chuối chín

Nguyên liệu:

  • Cơm.
  • Tôm tươi.
  • Bông cải xanh.
  • Chuối chín.

Cách chế biến:

  • Nấu chín cơm, vo thành viên nhỏ hình tròn hoặc bầu dục và vừa tay bé (2-3 viên).
  • Rửa sạch tôm, luộc hoặc hấp trong vòng 3-5 phút, sau đó bóc vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Rửa sạch bông cải xanh, cắt thành miếng nhỏ và hấp đến khi chín mềm.
  • Lột vỏ chuối, cắt thành khoanh ngắn vừa tay bé cầm nắm.

Ngày 3: Cá hồi, cà rốt, đậu cô ve và bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Cá hồi.
  • Cà rốt.
  • Đậu cô ve.
  • Bí đỏ.

Cách chế biến:

  • Ngâm cá hồi với nước muối hoặc nước cốt chanh, rửa sạch 3 lần, gỡ xương và cắt miếng nhỏ. Sau đó luộc cá trong 4-6 phút hoặc chiên sơ với lửa nhỏ.
  • Rửa sạch cà rốt, đậu cô ve và bí đỏ, cắt thành thanh dài vừa tay bé. Luộc hoặc hấp chín mềm rau củ trong 5-7 phút.

Ngày 4: Bún, lươn, khoai lang và sữa chua

Nguyên liệu:

  • Bún.
  • Lươn đồng.
  • Khoai lang vàng.
  • Sữa chua.

Cách chế biến:

  • Luộc bún trong nước sôi 2-3 phút, vớt ra và để ráo.
  • Làm sạch thịt lươn, gỡ xương, xay nhuyễn và vo thành viên nhỏ.
  • Nướng khoai lang ở 200°C trong 30-40 phút, để nguội và cắt thành miếng.
  • Cho bé tráng miệng sữa chua sau bữa ăn.

Ngày 5: Gà hấp gừng, bánh mì, cơm nắm, mướp hấp

Nguyên liệu:

  • Thịt gà.
  • Gừng tươi.
  • Bánh mì tươi.
  • Mướp hương.
  • Cơm.
  • Roi ngọt.

Cách chế biến:

  • Hấp thịt gà với vài lát gừng trong 15-20 phút, cắt thành miếng nhỏ.
  • Cắt bánh mì tươi thành miếng nhỏ hoặc lát mỏng.
  • Cắt mướp hương thành khúc nhỏ, hấp trong 5-7 phút.
  • Nắm cơm thành viên nhỏ, cuốn với lá rong biển cắt nhỏ.
  • Rửa sạch roi, cắt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên quả tùy theo kích cỡ.

Ngày 6: Sườn heo, bắp, mì thịt bò, đậu cove và cherry.

Nguyên liệu:

  • Sườn heo.
  • Ngô ngọt.
  • Mì thịt bò rong biển.
  • Đậu cô ve.
  • Cherry.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch sườn, chần sơ, sau đó hầm với nước sạch khoảng 1-1,5 giờ cho đến khi mềm. Cắt thành miếng nhỏ.
  • Luộc ngô trong nước sôi 8-10 phút, để nguội, cắt thành miếng nhỏ.
  • Nấu mì, luộc thịt bò và xay nhuyễn, sau đó trộn với mì và rong biển đã cắt nhỏ. Đun thêm vài phút.
  • Cắt đậu cô ve thành khúc nhỏ, hấp trong 5-7 phút đến khi mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn.
  • Rửa sạch cherry, bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ.

Ngày 7: Cơm trộn ruốc gà, cá lăng, chuối, rau củ hấp, bơ.

Nguyên liệu:

  • Bơ sáp.
  • Củ quả (như cà rốt, bí đỏ).
  • Chuối.
  • Cá lăng.
  • Gừng tươi.
  • Cơm trắng.
  • Ruốc gà.

Cách chế biến:

  • Bơ gọt vỏ, bỏ hột và cắt thành miếng nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
  • Rửa sạch củ quả, gọt vỏ, cắt thành khúc nhỏ, hấp mềm trong 5-7 phút.
  • Lột vỏ chuối, cắt thành khoanh nhỏ.
  • Rửa sạch cá lăng, gỡ xương, cắt thành miếng nhỏ, hấp với gừng trong 10-12 phút.
  • Nấu cơm trắng, trộn với ruốc gà đã nghiền nhỏ.

Lưu ý khi nấu các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng

Để nấu các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi vừa dinh dưỡng vừa hấp dẫn, các mẹ nên cần lưu ý những điều sau đây;

  • Thay vì dùng cà rốt và khoai tây nấu cháo, hãy chọn rau xanh để tăng cường vitamin và khoáng chất.
  • Ngũ cốc có thể gây táo bón cho bé. Hạn chế dùng ngũ cốc khi bé còn nhỏ.
  • Nên chuyển từ thực phẩm nhuyễn sang thức ăn đặc hơn như cháo sệt khi bé 7 tháng tuổi.
  • Thêm 1-2 thìa dầu ăn vào món ăn để cung cấp chất béo và năng lượng cần thiết cho bé.
  • Nấu mỗi bữa ăn riêng lẻ để đảm bảo thực phẩm không bị ôi thiu và giữ được dinh dưỡng.
  • Nước hầm xương có thể khó tiêu hóa. Sử dụng nước sạch hoặc nước luộc rau để nấu cháo.

Việc áp dụng phương pháp ăn dặm chỉ huy (BLW) với các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng tự lập mà còn tạo nền tảng cho thói quen ăn uống lành mạnh. 

Để đảm bảo quá trình ăn dặm của bé diễn ra thuận lợi và an toàn, việc chọn lựa các sản phẩm hỗ trợ ăn dặm chất lượng là rất quan trọng. Tại Hagu Life, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé, từ ghế ăn, bộ dụng cụ ăn uống, đến các loại thực phẩm dinh dưỡng. Hãy đến với Hagu Life để đảm bảo bé yêu của bạn luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất trong từng bữa ăn đầu đời.