Gợi ý lịch cho bé tập ăn dặm theo từng tháng tuổi
Việc xây dựng lịch cho bé tập ăn dặm phù hợp là bước quan trọng trong việc giúp trẻ làm quen với các loại thực phẩm mới và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Trong bài viết này, Hagu Life sẽ gợi ý thời gian biểu cho bé tập ăn dặm theo từng tháng tuổi, giúp các bậc phụ huynh có thể theo dõi và hỗ trợ con trong giai đoạn ăn dặm một cách hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Trẻ tập ăn dặm mấy bữa một ngày?
Nguyên tắc xây dựng lịch cho bé tập ăn dặm
Chăm sóc bé trong giai đoạn ăn dặm đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. Thay vì áp dụng lịch cho bé tập ăn dặm cứng nhắc, mẹ hãy tập trung vào những nguyên tắc sau:
- Trong giai đoạn ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, mẹ cần duy trì cho bé bú từ 3-4 bữa sữa/ngày.
- Đảm bảo 2 bữa ăn dặm/ngày.
- Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé, không nhồi nhét quá nhiều sẽ khiến bé sợ ăn hoặc gặp vấn đề tiêu hóa.
- Khi bé từ 7 tháng tuổi trở lên, có thể bổ sung thêm trái cây tươi hoặc sữa chua trong bữa phụ.
- Với bé biếng ăn, tránh chia quá nhiều bữa trong ngày.
- Chú ý đến các tín hiệu từ bé như đói, no, thích/không thích món ăn. Hãy linh hoạt điều chỉnh lượng ăn và thực đơn theo nhu cầu của bé.
- Tạo không gian ăn uống vui vẻ, thoải mái, không áp lực để bé hào hứng với bữa ăn.
- Mỗi bé có tốc độ phát triển và nhu cầu ăn uống khác nhau. Hãy kiên nhẫn, quan sát và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với bé.
>>> Xem thêm: Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Gợi ý thời gian biểu cho bé tập ăn dặm theo từng tháng
1. Lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng
Tập cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm nên bắt đầu với những món ăn loãng, mịn như bột hoặc cháo loãng. Ban đầu, trẻ chỉ cần ăn 1 lần mỗi ngày, sau đó có thể tăng dần lên 2-3 lần/ngày khi trẻ đã quen dần với thức ăn và có khả năng tiếp nhận nhiều hơn.
Dưới đây là lịch tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:
Thời gian | Hoạt động | Thực đơn/Chế độ ăn |
6:00 – 6:30 sáng | Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức | Lượng sữa: khoảng 150ml |
7:30 – 8:00 sáng | Ăn dặm | Ăn bột hoặc cháo loãng (1 lần/ngày) |
10:00 – 15:00 | Giấc ngủ ngắn và bú sữa mẹ/sữa công thức | Bú sữa khi thức dậy (sữa mẹ/sữa công thức) |
16:30 chiều | Bữa ăn dặm cuối ngày | Ăn bột hoặc cháo loãng (2 lần/ngày) |
19:00 tối | Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức | Lượng sữa: khoảng 150ml |
2. Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng
Ở tháng thứ 7, mẹ có thể tiếp tục duy trì thực đơn ăn dặm tháng thứ 6 cho trẻ, nhưng khẩu phần ăn cần được bổ sung thêm các loại hải sản ít nhất 3 bữa/tuần. Ngoài ra mẹ cũng có thể tập ăn bánh ăn dặm để thay thế cho các bữa phụ.
Lịch ăn dặm này cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và tinh bột. Khẩu phần ăn dặm của trẻ sẽ phong phú hơn, với các món như rau, trái cây, thịt, hải sản và các loại hạt. Dưới đây là lịch ăn dặm tham khảo cho trẻ 7 tháng tuổi:
Thời gian | Thực đơn |
6 giờ – 6 giờ 30 | Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột. |
7 giờ 30 – 8 giờ | Cho con ăn dặm lần đầu trong ngày với cháo loãng hoặc bột. |
11 giờ 30 – 12 giờ 30 | Cho con ăn bột hoặc cháo loãng. |
15 giờ 30 – 16 giờ | 2 – 3 muỗng rau củ hoặc trái cây nghiền. |
18 giờ – 19 giờ | Cho con ăn buổi cuối trong ngày bằng bột hoặc cháo loãng. |
21 giờ | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. |
3. Lịch ăn dặm cho bé 9-10 tháng
So với giai đoạn mới bắt đầu tập ăn dặm ở tháng 6, trẻ 9 tháng tuổi đã quen dần với các loại thức ăn dặm và có thể hình thành khẩu vị riêng.
Trong giai đoạn này, các bữa ăn dặm đã dần thay thế việc bú mẹ, trở thành bữa ăn chính của trẻ. Mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm 3 bữa ăn chính, 3 bữa ăn phụ, cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Đồng thời, trẻ có thể ăn được các thức ăn đặc và thô hơn so với trước. Dưới đây là lịch ăn dặm tham khảo cho bé 9 tháng tuổi:
Thời gian | Thực đơn |
Buổi sáng khi mới ngủ dậy | Trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bột. |
Giữa buổi sáng | Trẻ ăn dặm bằng cháo loãng/bột hoặc trái cây, rau củ nghiền. |
Buổi trưa | Cho trẻ ăn cơm nhuyễn kèm thức ăn, rau củ mềm. |
Giữa buổi chiều | Trẻ ăn trái cây mềm, sữa chua hoặc các món ăn nhẹ. |
Buổi tối | Trẻ ăn dặm với thức ăn đặc như cơm, thịt, rau củ xào mềm. |
Buổi tối trước khi ngủ | Trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. |
>>> Xem thêm: Lịch sinh hoạt Easy cho bé 9 tháng
4. Đối với trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi
Đối với trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi, giai đoạn này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé, khi trẻ đã bắt đầu ăn đầy đủ với 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày.
Lịch cho bé tập ăn dặm trở nên phong phú hơn, khẩu phần ăn lớn hơn và cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Lúc này, mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đặc và cơm nghiền, đồng thời dần làm quen với các loại thực phẩm cứng hơn. Dưới đây là bảng biểu ăn dặm tham khảo cho bé 10 – 12 tháng tuổi:
Thời gian | Thực đơn |
6 giờ – 6 giờ 30 | Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột. |
7 giờ 30 – 8 giờ | Cho con ăn dặm lần đầu trong ngày bằng cháo hoặc bột. |
10 giờ | Mẹ cho tập con ăn trái cây hoặc rau củ mềm cắt nhỏ. |
12 giờ 30 | Cơm nghiền kèm thức ăn, rau củ mềm. |
15 giờ 30 | Trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ cho con. |
18 giờ 30 | Ăn tối với các thực phẩm dạng đặc như các loại hạt phù hợp với con. |
21 giờ | Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột. |
Những loại thực phẩm nên tránh khi tập cho bé ăn dặm
Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau đây để bảo vệ sức khỏe của trẻ:
- Mật ong: Mật ong có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc, đặc biệt là bé dưới 12 tháng tuổi. Do đó, mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé ăn mật ong trong giai đoạn này.
- Trứng lòng đào và thực phẩm có chứa trứng sống: Các món ăn như mayonnaise tự làm từ trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella, gây hại cho sức khỏe của bé khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ mạnh để chống lại.
- Sữa ít béo: Trẻ dưới 2 tuổi cần uống sữa có đầy đủ chất béo để hỗ trợ sự phát triển trí não và thể chất. Do vậy mẹ không nên cho bé uống sữa ít béo.
- Các loại hạt nguyên hạt và các thực phẩm cứng: Trẻ dưới 3 tuổi có thể gặp nguy cơ nghẹn, ngạt thở khi ăn các loại hạt nguyên hạt hoặc thực phẩm cứng. Mẹ cần đảm bảo thực phẩm cho bé ăn là loại mềm, dễ tiêu.
- Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Bé dưới 12 tháng tuổi không nên uống sữa bò nguyên chất tiệt trùng vì nó không cung cấp đủ dưỡng chất và có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Các loại sữa hạt: Sữa từ thực vật như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa dừa… không phù hợp với bé dưới 2 tuổi.
Việc xây dựng lịch cho bé tập ăn dặm hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn đầu đời. Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình ăn dặm của bé, các dụng cụ ăn dặm chất lượng là không thể thiếu. Tại Hagu Life, mẹ có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm dụng cụ ăn dặm chính hãng, an toàn cho bé, với mức giá hợp lý và chất lượng đảm bảo. Hãy đến với Hagu Life để chọn mua các dụng cụ ăn dặm và thực phẩm cho bé, giúp bé yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh mỗi ngày.