Cẩm nang cho bé
Giáo dục bé yêu

Gợi ý 10+ thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho bé 5 tháng tuổi

avatar
viết bởi Hoàng Anh
11-09-2024 01:01
Gợi ý 10+ thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho bé 5 tháng tuổi

Nhiều mẹ bỉm đã thử tập cho con ăn dặm khi vừa tròn 5 tháng tuổi. Trong đó ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn với mong muốn rèn luyện kỹ năng tự lập cho con ngay từ sớm. Bài viết sau đây của Hagu Life sẽ hướng dẫn mẹ cách bắt đầu hành trình ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi một cách an toàn và hiệu quả.

>>> Xem thêm: Các món nên cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW

Đặc điểm phát triển của bé 5 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 5, bé yêu đã có những bước tiến ngoạn mục về cả thể chất lẫn tinh thần. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển toàn diện của bé, từ khả năng ngôn ngữ, vận động đến nhận thức và cảm xúc. 

Nhiều bé vẫn chưa thể ngồi vững và không linh hoạt được ngón tay để có thể cầm nắm đồ vật. Một trong những kỹ năng vận động chính mà trẻ ở độ tuổi này tập trung phát triển là giữ thẳng cổ và xoay đầu khi ngồi, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế. 

Đối với những bé cứng cáp hơn thì con có thể ngồi tựa trong khoảng 30 phút, nhưng khả năng kiểm soát tay-mắt và cơ chế cầm nắm, xử lý thức ăn vẫn khá khó khăn.

Đặc điểm phát triển của bé 5 tháng tuổi

>>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng 

Áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi được không?

Ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) là phương pháp ăn dặm mà trong đó trẻ được tự do quyết định việc ăn uống mà không có sự can thiệp của bố mẹ. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là ở khía cạnh vận động, khả năng linh hoạt và xử lý các loại thực phẩm khác nhau. Vậy bố mẹ có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi được không?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, bởi trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. 

Áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi được không

Tuy nhiên, tại thời điểm từ 5 tháng tuổi, nhiều bé đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu cho thấy đã sẵn sàng tập ăn dặm. Vậy nên mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng như một bữa phụ tại thời điểm này để giúp trẻ dần làm quen với các loại thực phẩm rắn và phát triển kỹ năng ăn uống. Cụ thể là mẹ cần cho bé bú từ 180 – 220ml sữa/cữ với tần suất 3 – 4 cữ/ngày xen kẽ các bữa ăn dặm dễ tiêu hóa, sau đó từ từ tăng dần độ thô của thực phẩm.

>>> Xem thêm: Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm

Dấu hiệu cho thấy trẻ 5 tháng có thể tập ăn dặm BLW

Khi được 4 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu làm quen với các loại thức ăn loãng như bột hoặc nước cháo. Đến khoảng tháng thứ 5, trẻ có thể bước sang giai đoạn thử nghiệm với thức ăn đặc hơn một chút tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Tuy nhiên, quyết định cho trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm BLW cần được dựa trên việc quan sát các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng, cụ thể như sau:

  • Trẻ có khả năng giữ thẳng đầu và cổ khi được ngồi vào ghế ăn.
  • Phản xạ mở miệng khi mẹ đưa thìa thức ăn đến gần.
  • Có khả năng dùng lưỡi tém thức ăn từ thìa vào trong miệng.
  • Cân nặng của bé đã gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Bé có khả năng cầm nắm, cho thức ăn vào miệng.
  • Cảm thấy hứng thú khi được ngồi ăn chung với các thành viên trong gia đình.
  • Trẻ nhìn bố mẹ ăn và đưa tay muốn lấy đồ ăn cho vào miệng.
Dấu hiệu cho thấy trẻ 5 tháng có thể tập ăn dặm BLW

Nguyên tắc khi áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi

Khi áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé và hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ:

  • Số bữa ăn dặm hàng ngày: Giai đoạn đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa mỗi ngày, sau khoảng 10 – 15 ngày có thể tăng số bữa tùy vào nhu cầu và sự thèm ăn của bé. 
  • Lượng sữa vẫn giữ nguyên: Trong quá trình tập ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ không nên giảm lượng sữa với mục tiêu thúc đẩy bé ăn dặm nhiều hơn.
  • Độ thô của thức ăn: Thức ăn dành cho bé phải được xay nhuyễn hoặc làm mềm để đảm bảo bé có thể dễ dàng nuốt và tiêu hóa. 
  • Ăn từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng: Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn với các loại thức ăn loãng và mềm, rồi từ từ chuyển sang đặc và cứng hơn khi hệ tiêu hóa của bé đã quen với thức ăn mới. 
  • Tăng dần lượng thức ăn: Mẹ cần bắt đầu cho bé ăn từ lượng nhỏ và tăng dần khi bé đã thích nghi.
  • Thứ tự ăn ngọt trước, mặn sau: Ban đầu, mẹ nên tập cho bé ăn những món có vị ngọt như các loại trái cây và rau củ, sau đó mới chuyển sang các món mặn như thịt cá. Cách làm này giúp bé thích nghi dễ dàng và giảm nguy cơ biếng ăn trong tương lai.
  • Tuân thủ theo nhóm thực phẩm: Thực đơn ăn dặm cho bé cần đảm bảo theo thứ tự sau đây để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Nhóm I: Tinh bột, ngũ cốc, nhóm II: Rau củ và trái cây và nhóm III: Thịt gia cầm, thịt heo, cá.

Gợi ý 10+ thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên kết hợp các món ăn như thế nào hoặc lựa chọn thực phẩm gì trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi thì hãy tham khảo ngay 20+ thực đơn ăn dặm BLW dưới đây:

Thực đơn 1: Cháo rây, trà lúa mạch

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Trà lúa mạch.

Cách chế biến:

  • Vo sạch gạo, nấu thành cháo loãng.
  • Rây cháo thật mịn.
  • Pha trà lúa mạch với nước ấm và trộn chung với cháo đã rây.

Thực đơn 2: Cháo ngô kết hợp sữa công thức

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Ngô
  • Sữa công thức.

Cách chế biến:

  • Nấu cháo với gạo đã vo sạch rồi rây nhuyễn.
  • Ngô hấp chín, xay mịn.
  • Trộn cháo, ngô và sữa công thức, sau đó khuấy đều.

Thực đơn 3: Cháo bí đỏ với bơ sữa

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Bí đỏ
  • Sữa công thức.

Cách chế biến:

  • Vo gạo rồi nấu cháo.
  • Bí đỏ hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Trộn cháo với bí đỏ, bơ xay nhuyễn và sữa công thức.

Thực đơn 4: Cháo rây cà rốt

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Cà rốt.

Cách chế biến:

  • Nấu cháo và rây mịn.
  • Hấp chín cà rốt và xay nhuyễn.
  • Trộn đều cháo và cà rốt.

Thực đơn 5: Cháo khoai tây rây mịn

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Khoai tây.

Cách chế biến:

  • Nấu cháo, khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Trộn khoai tây vào cháo và đun sôi lại.

Thực đơn 6: Cháo yến mạch

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Yến mạch.

Cách chế biến:

  • Xay nhuyễn yến mạch.
  • Đun cháo trắng, thêm yến mạch vào và khuấy đều.

Thực đơn 7: Cháo củ cải trắng

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Củ cải trắng.

Cách chế biến:

  • Vo gạo rồi nấu cháo. 
  • Củ cải trắng luộc chín, nghiền nhuyễn.
  • Trộn đều củ cải vào cháo.

Thực đơn 8: Cháo cà rốt khoai tây

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Cà rốt
  • Khoai tây.

Cách chế biến:

  • Hấp chín cà rốt và khoai tây, xay nhuyễn.
  • Trộn hỗn hợp với cháo.

Thực đơn 9: Cháo bí đỏ và khoai lang

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Khoai lang
  • Bí đỏ.

Cách chế biến:

  • Nấu cháo, khoai lang và bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Trộn đều vào cháo.

Thực đơn 10: Cháo yến mạch khoai tây

Nguyên liệu:

  • Yến mạch
  • Khoai tây.

Cách chế biến:

  • Yến mạch ngâm nước, khoai tây hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Trộn cả hai vào cháo trắng.

Thực đơn 11: Cháo cà rốt với dầu cá hồi, cháo trắng mix dầu ô liu

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Cà rốt
  • Dầu cá hồi
  • Dầu ô liu.

Cách chế biến:

  • Hấp chín cà rốt, xay nhuyễn, trộn dầu cá hồi vào cháo.
  • Đun cháo trắng, trộn dầu ô liu vào khi cháo nóng.

Thực phẩm mẹ cần tránh khi tập ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi

Mặc dù phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng khuyến khích trẻ tự ăn các loại thức ăn thông thường, nhưng không phải tất cả thực phẩm đều phù hợp do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ nên lưu ý loại bỏ khỏi khẩu phần ăn để đảm bảo an toàn và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé phát triển tốt hơn như:

  • Mật ong: Mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, gây nguy cơ ngộ độc cho trẻ nhỏ.
  • Sữa bò: Trẻ sơ sinh có nguy cơ dị ứng với đạm sữa bò và khó tiêu hóa protein trong sữa động vật. Nên thay thế bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Rau sống: Rau sống chứa vi khuẩn, ký sinh trùng và hàm lượng nitrat cao, không phù hợp với trẻ nhỏ dù đã qua rửa sạch.
  • Thức ăn cứng/giòn: Các loại thực phẩm cứng, giòn như củ quả nguyên miếng hoặc hạt có nguy cơ gây hóc. Cần chế biến thực phẩm chín mềm để trẻ nhai được.
  • Thức ăn dính: Các thực phẩm như thạch, kẹo dẻo dễ gây nghẹn do kết cấu dính, khó nhai.
  • Chocolate: Chocolate chứa caffeine, không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Thực phẩm chứa caffeine cần được loại bỏ hoàn toàn.
  • Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng có thể gây dị ứng, kích ứng hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy. Nên chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng.
  • Đường: Việc thêm đường vào thức ăn có thể gây rối loạn vị giác và làm trẻ từ chối sữa mẹ. 
  • Thực phẩm đóng hộp: Các sản phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản và phụ gia không phù hợp với trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ dị ứng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Ăn dặm BLW là một hành trình khám phá thú vị cho cả mẹ và bé. Với những chia sẻ trên, hy vọng mẹ đã có được những kiến thức cơ bản để bắt đầu tập ăn dặm tự chỉ huy cho bé 5 tháng tuổi. Hãy luôn quan sát và điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với nhu cầu của bé yêu nhà mình nhất nhé!

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng