Cẩm nang cho bé
Giáo dục bé yêu

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi kích thích bé ăn ngon miệng

avatar
viết bởi Hoàng Anh
05-09-2024 13:23
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi kích thích bé ăn ngon miệng

Giai đoạn 8 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu có nhu cầu khám phá nhiều loại thực phẩm hơn. Đây cũng là lúc phương pháp ăn dặm BLW cho bé 8 tháng (Baby Led Weaning) trở thành một công cụ hiệu quả để kích thích bé ăn ngon miệng và phát triển kỹ năng tự lập. Trong bài viết này, Hagu Life sẽ giới thiệu thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng, giúp mẹ dễ dàng lên kế hoạch cho bé yêu với các món ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Với bé 8 tháng tuổi, mẹ cần tiếp tục duy trì bổ sung khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Đồng thời, mẹ nên kèm thêm 2 – 3 bữa ăn dặm, bao gồm cả bữa chính và bữa phụ để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Mỗi bữa ăn dặm BLW cho bé 8 tháng nên được thiết kế với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính như sau:

  • Chất đạm: Từ thịt nạc, cá, trứng, phô mai,….
  • Chất béo: Bổ sung các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ăn dặm (ô liu, bơ, dầu từ hạt,…)
  • Tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, khoai lang, ngô, các loại rau củ,…
  • Vitamin và khoáng chất: Được cung cấp qua các loại trái cây, rau xanh,…

Trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi, các món ăn hấp và luộc nên được ưu tiên để tạo điều kiện cho bé học các kỹ năng cầm nắm và nhai thức ăn. Ngoài các bữa chính, mẹ có thể bổ sung thêm bữa phụ như sữa chua, phô mai,… để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. 

thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi, món hấp và luộc nên được ưu tiên

>>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm ăn dặm cho bé

Nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng sau đây:

1. Hình dạng và kích thước của thức ăn

Đối với bé từ 8 – 10 tháng tuổi, khả năng cầm nắm của con sẽ được cải thiện nhiều hơn. Lúc này mẹ có thể cắt thức ăn thành những miếng nhỏ bằng hạt đậu. 

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho bé 9 tháng

2. Kết cấu các loại thức ăn

Thức ăn dặm cho trẻ 8 tháng phải đủ mềm để con có thể dễ dàng nghiền bằng tay. Các loại thực phẩm cứng như cà rốt, đậu hoặc hạt không nên cho bé ăn sống vì có thể gây nghẹn. Thay vào đó, mẹ hãy hấp hoặc luộc thực phẩm đến khi chín mềm để đảm bảo an toàn cho bé. 

Nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6-7 tháng

3. Tư thế khi bé ngồi ăn dặm

Bé 8 tháng tuổi có thể ngồi khá vững nên mẹ không cần sử dụng gối hỗ trợ phần lưng. Tuy nhiên, mẹ hãy nhắc trẻ ngồi thẳng lưng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ nôn trớ. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo bé luôn ngồi ổn định và thoải mái trong suốt bữa ăn để con có thể tập trung vào việc ăn uống.

>>> Xem thêm: Thực đơn BLW cho bé 10 tháng

Gợi ý 15 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi

Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc lên thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi, có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:

Thực đơn 1: Bánh khoai tây, thịt bò và rau củ

Nguyên liệu:

  • Khoai tây
  • Thịt bò
  • Cà rốt
  • Bí đao.

Cách chế biến:

  • Luộc khoai tây đến khi mềm rồi nghiền nhuyễn. Sau đó trộn với dầu ô liu, tạo thành viên nhỏ và nướng ở 180°C trong 15-20 phút.
  • Xào thịt bò với dầu ô liu đến khi chín mềm, mẹ có thể xé nhỏ cho bé dễ cầm.
  • Luộc cà rốt và bí đao đến khi mềm, sau đó cắt thành miếng vừa tay bé.
Gợi ý thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi

Thực đơn 2: Thịt bò, mướp đắng và su su

Nguyên liệu:

  • Thịt bò (nạc)
  • Mướp đắng
  • Su su
  • Cà rốt.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch và cắt thịt bò thành hoặc miếng nhỏ cho bé dễ cầm. Đun nóng dầu ô liu rồi xào thịt cho đến khi chín mềm.
  • Cắt mướp đắng, su su, cà rốt thành các thanh dài vừa tay bé, sau đó luộc chín.

Thực đơn 3: Đùi gà, bánh mì sandwich và dưa hấu

Nguyên liệu:

  • Đùi gà
  • Bánh mì sandwich
  • Phô mai
  • Dưa hấu.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch đùi gà, có thể lột bỏ phần da, sau đó mẹ có thể nướng hoặc luộc chín rồi xé thành miếng dễ cầm cho bé. 
  • Phết phô mai lên trên mặt bánh mì sandwich, cắt đôi hoặc cắt thành ¼ để bé dễ thưởng thức.
  • Mẹ có thể cho bé tráng miệng bằng dưa hấu.

Thực đơn 4: Cơm ruốc cá hồi, bí đỏ, cải thìa và cam

Nguyên liệu:

  • Cơm
  • Cá hồi
  • Bí đỏ
  • Cải thìa
  • Cam.

Cách chế biến:

  • Nấu cơm và để nguội. Sau đó trộn với cá hồi đã được hấp chín và tạo thành nắm vừa phải cho bé.
  • Rửa sạch và gọt vỏ bí đỏ, cắt thành từng miếng rồi luộc chung với cải thìa đến khi chín.
  • Gọt vỏ cam, loại bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ.

Thực đơn 5: Cơm nắm, trứng chiên và bí ngòi

Nguyên liệu:

  • Cơm
  • Trứng gà
  • Bí ngòi.

Cách chế biến:

  • Nấu cơm chín, để nguội, sau đó nắm thành các viên nhỏ hoặc hình dạng dễ cầm cho bé.
  • Đánh trứng và đun nóng dầu trong chảo, chiên chín và cắt thành miếng nhỏ.
  • Rửa sạch bí ngòi, cắt nhỏ rồi luộc hoặc hấp cho chín mềm.

Thực đơn 6: Bánh yến mạch, nấm xào thịt bò

Nguyên liệu:

  • Yến mạch
  • Chuối chín
  • Thịt bò
  • Nấm

Cách chế biến:

  • Nấu yến mạch với nước hoặc sữa cho đến khi mềm. Sau đó trộn chuối nghiền vào yến mạch, đổ vào khay nướng trong 15-20 phút.
  • Cắt thịt bò và nấm thành miếng nhỏ rồi xào chung đến khi chín.

Thực đơn 7: Cơm nắm, xíu mại và cải thìa

Nguyên liệu:

  • Cơm
  • Thịt heo hoặc gà xay
  • Tôm 
  • Hành tây

Cách chế biến:

  • Nấu cơm và để nguội, sau đó vo cơm thành viên nhỏ dễ cầm cho bé.
  • Trộn thịt xay với tôm, hành tây băm nhuyễn và tạo thành viên nhỏ. Hấp xíu mại trong 10-15 phút.
  • Rửa sạch cải thìa, cắt nhỏ, luộc hoặc hấp cho chín. 

Thực đơn 8: Đùi gà, su su luộc

Nguyên liệu:

  • Đùi gà
  • Su su.

Cách chế biến: 

  • Rửa sạch đùi gà, sau đó hấp hoặc luộc và cắt miếng vừa tay cho bé dễ cầm nắm.
  • Rửa sạch su su, luộc su su đến khi mềm, cắt miếng vừa đủ để bé tự ăn.

Thực đơn 9: Bánh mì sandwich, bông cải xanh, ức gà và phô mai

Nguyên liệu:

  • Bánh mì sandwich
  • Bông cải xanh
  • Ức gà
  • Phô mai.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch bông cải xanh, cắt nhỏ, sau đó hấp hoặc luộc chín.
  • Rửa sạch ức gà, cắt nhỏ, hấp hoặc luộc chín.
  • Cán mỏng bánh mì sandwich, đặt bông cải xanh, ức gà và phô mai lên, thêm 1 lớp bánh mì, sau đó cắt miếng vừa ăn cho bé.

Thực đơn 10: Thịt bò, khoai tây và cà rốt

Nguyên liệu:

  • Khoai tây
  • Thịt bò
  • Cà rốt.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch khoai tây, cà rốt, bỏ vỏ rồi hấp hoặc luộc chín.
  • Rửa sạch thịt bò và băm hoặc xay nhuyễn. 
  • Trộn thịt bò, khoai tây và cà rốt thành hỗn hợp nhuyễn, nặn thành từng viên nhỏ rồi áp chảo với một ít dầu.

Thực đơn 11: Cá hồi, tôm và khoai tây

Nguyên liệu:

  • Cá hồi
  • Tôm
  • Dầu ăn
  • Khoai tây.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch cá hồi, lọc xương và da, loại bỏ mùi tanh bằng cách ngâm sữa rồi hấp chín.
  • Làm sạch tôm rồi băm hoặc xay nhuyễn.
  • Rửa sạch khoai tây, cạo vỏ, băm nhuyễn rồi trộn với cá hồi và tôm, sau đó vo thành viên và áp chảo hai mặt.

Thực đơn 12: Tôm và rau củ quả

Nguyên liệu:

  • Tôm
  • Cà rốt
  • Đậu Hà Lan
  • Su su.

Cách chế biến:

  • Làm sạch tôm, luộc hoặc hấp chín và cắt thành miếng vừa ăn cho bé.
  • Rửa sạch cà rốt, su su, đậu Hà Lan và đem hấp chín, cắt thành miếng nhỏ.

Thực đơn 13: Khoai lang, trứng gà và rau dền

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Trứng gà
  • Rau dền.

Cách chế biến:

  • Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch rồi luộc hoặc hấp chín, sau đó xay nhuyễn.
  • Rửa sạch rau dền rồi xay nhuyễn.
  • Trộn hai hỗn hợp trên với trứng gà, sau đó mang áp chảo hai mặt. 

Thực đơn 14: Cơm cá hồi và rau củ

Nguyên liệu:

  • Cơm
  • Cá hồi
  • Cà rốt
  • Cải thìa.

Cách chế biến:

  • Nấu chín cơm, tạo hình thành viên nhỏ.
  • Ngâm cá hồi trong sữa tươi để khử tanh, lọc xương và da rồi áp chảo hai mặt.
  • Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch chung với cải thìa, luộc chín và cắt thành miếng nhỏ.

Thực đơn 15: Cháo thịt bò với rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Gạo
  • Thịt bò
  • Rau mồng tơi.

Cách chế biến:

  • Vo gạo rồi nấu cháo.
  • Rửa sạch thịt bò rồi xay nhuyễn.
  • Rửa sạch rau mồng tơi, sau đó cắt khúc nhỏ.
  • Khi cháo chín, cho thịt bò và rau mồng tơi vào, nấu đến khi chín.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW cho bé 8 tháng

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW cho bé 8 tháng, một số lưu ý mẹ nên biết như sau:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Hãy duy trì cho con bú sữa mẹ.
  • Giúp bé khám phá hương vị mới và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh bằng việc cung cấp thực đơn đa dạng.
  • Cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
  • Cắt thức ăn nhỏ, nấu mềm để bé dễ cầm nắm và nhai.
  • Không hâm lại thức ăn nhiều lần để tránh mất dinh dưỡng và hương vị.
  • Quan sát phản ứng của bé để điều chỉnh thực đơn phù hợp hơn.
  • Tăng thức ăn thô để giúp bé phát triển kỹ năng nhai và vận động miệng.

Việc áp dụng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống độc lập mà còn thúc đẩy sự khám phá và yêu thích thực phẩm. Để hỗ trợ quá trình ăn dặm hiệu quả, việc lựa chọn các đồ dùng và sản phẩm ăn dặm chất lượng là rất quan trọng. Tại Hagu Life, bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm ăn dặm chính hãng và giá tốt nhất, từ các dụng cụ hỗ trợ đến thực phẩm bổ sung, giúp bạn dễ dàng chuẩn bị các bữa ăn dặm ngon miệng và an toàn cho bé.