Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi tăng cân tốt

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển toàn diện và tăng cân hiệu quả. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn so với 6 tháng đầu đời, bé bắt đầu có thể làm quen với các loại thực phẩm đa dạng hơn. Vì vậy, việc xây dựng một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về cân nặng và chiều cao.
>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 7 – 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn 7 – 8 tháng, bé không còn chỉ bú sữa mẹ và ăn bột loãng mà đã quen dần với các bữa ăn dặm. Vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng cần đa dạng hơn, gồm 3 nhóm chính: Tinh bột, chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung trái cây để tăng cường vitamin cho bé.
Trẻ 7–8 tháng tuổi có thể ăn từ 2–3 bữa chính mỗi ngày với cháo hoặc bột dinh dưỡng, kết hợp 1–2 bữa phụ như sữa chua, trái cây nghiền, bánh ăn dặm hoặc sữa mẹ/sữa công thức. Giai đoạn này mẹ nên tập cho bé làm quen với thức ăn thô hơn bằng cách cho ăn rau củ hấp mềm, trái cây chín nghiền qua rây hoặc sử dụng túi nhai an toàn.

Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi là một trong những bước quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều và hình thành thói quen ăn uống khoa học.
1. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Thực đơn cho bé 7 – 8 tháng tuổi cần cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu:
- Chất đạm: Hỗ trợ phát triển mô cơ và hệ miễn dịch. Mẹ nên bổ sung từ các thực phẩm.
- Tinh bột: Cung cấp năng lượng. Mẹ nên cho bé ăn: Cháo gạo tẻ, gạo lứt, yến mạch, khoai lang nghiền,…
- Chất béo: Dễ hấp thụ vitamin và hỗ trợ não bộ. Ưu tiên: Dầu ô-liu, dầu mè, dầu hạt óc chó,…
- Vitamin và khoáng chất: Từ rau xanh (rau cải, cà rốt, bí đỏ…) và trái cây (bơ, chuối, lê,…).
Mẹ cũng nên kết hợp thức ăn ngọt và mặn để đổi vị, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi

2. Cân đối lượng ăn theo nhu cầu từng bé
Không có một công thức cố định cho mọi bé. Trẻ 8kg cần lượng dinh dưỡng khác so với trẻ 9kg. Do đó, mẹ nên theo dõi cân nặng định kỳ và điều chỉnh khẩu phần phù hợp.
Nếu bé không tăng cân sau 2 tháng hoặc tăng rất ít, cần xem lại thực đơn: có thể thiếu dinh dưỡng hoặc dư đạm gây khó hấp thu.
>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi

3. Cho bé ăn đúng giờ
Thiết lập thời gian ăn khoa học giúp bé tiêu hóa tốt và dễ tăng cân. Bé nên ăn từ 2–3 bữa chính và 1–2 bữa phụ mỗi ngày. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn duy trì khoảng 600 – 700ml/ngày. Khi chế biến món ăn cho bé, không nêm gia vị để tránh ảnh hưởng đến thận non nớt.
>>> Xem thêm: Trẻ tập ăn dặm mấy bữa một ngày?
4. Phương pháp ăn dặm phù hợp
Phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé 7–8 tháng tuổi là cho bé làm quen dần với thức ăn thô hơn thay vì xay nhuyễn hoàn toàn như giai đoạn trước. Hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt nên cần tập ăn từng bước, giúp mẹ dễ dàng theo dõi phản ứng và sở thích của bé với từng loại thực phẩm.
Bên cạnh đó, mẹ nên thay đổi món ăn hằng ngày để tránh nhàm chán và đảm bảo cung cấp đa dạng dưỡng chất. Khi cho bé ăn, cần tạo thói quen ăn uống nghiêm túc bằng cách cho bé ngồi một chỗ, tránh vừa ăn vừa chơi, xem tivi hay cầm đồ vật khiến bé mất tập trung và dễ biếng ăn.
Gợi ý thực đơn cho bé 7 – 8 tháng ăn dặm
Ở giai đoạn 7–8 tháng tuổi, bé cần từ 2–3 bữa chính và 1–2 bữa phụ mỗi ngày, kết hợp cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng. Thực đơn cần đa dạng thực phẩm, cân đối giữa tinh bột, đạm, rau củ và chất béo. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn đơn giản, dễ chế biến mà mẹ có thể áp dụng:
Thực đơn 1
- Bữa sáng: Cháo thịt heo + rau dền băm nhuyễn
- Bữa phụ: Chuối chín nghiền
- Bữa trưa: Cháo cá hồi + bí đỏ + vài giọt dầu oliu
- Bữa phụ chiều: Sữa chua nguyên chất không đường
- Tối: Sữa mẹ/sữa công thức
Thực đơn 2
- Bữa sáng: Cháo gà (ức gà) + cà rốt
- Bữa phụ: Bơ dằm nhuyễn
- Bữa trưa: Cháo đậu hũ + rau cải + dầu mè
- Bữa phụ chiều: Bánh ăn dặm + nước ấm
- Tối: Sữa mẹ/sữa công thức
Thực đơn 3
- Bữa sáng: Cháo trứng gà (lòng đỏ) + khoai lang
- Bữa phụ: Táo hấp nghiền
- Bữa trưa: Cháo thịt bò + rau bó xôi + dầu gấc
- Bữa phụ chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Tối: Cháo loãng hoặc trái cây chín nghiền (nếu bé muốn ăn thêm)
Việc xây dựng thực đơn ăn dặm hợp lý cho bé 7–8 tháng tuổi không chỉ giúp bé phát triển khỏe mạnh, ăn ngon miệng mà còn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những năm đầu đời. Và để hành trình chăm con trở nên nhẹ nhàng hơn, mẹ đừng quên chọn mua các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng, giá tốt tại Hagu Life – nơi cung cấp đầy đủ từ thực phẩm ăn dặm, dụng cụ chế biến đến đồ dùng an toàn cho bé, giúp mẹ an tâm chăm sóc bé yêu mỗi ngày.