Ăn dặm là gì? Bé mấy tháng thì được ăn dặm và phương pháp

Ăn dặm là gì là câu hỏi đầu tiên mà hầu hết các bố mẹ đặt ra khi bé bước vào giai đoạn phát triển từ 5 – 6 tháng tuổi. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao từ việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sang giai đoạn bổ sung thêm thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé.
>>> Xem thêm: Bé mấy tháng thì được ăn dặm?
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, ăn dặm được gọi là weaning hoặc complementary feeding, thể hiện quá trình chuyển đổi từ sữa mẹ/sữa công thức sang thực phẩm rắn.
Ăn dặm là giai đoạn bé tập làm quen với thức ăn thô hơn sữa mẹ, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, ăn dặm không thay thế hoàn toàn sữa mẹ trong năm đầu đời mà chỉ là bước đệm để bé chuyển dần sang chế độ ăn của người trưởng thành.

>>> Xem thêm: Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?
Bé mấy tháng thì được ăn dặm?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé đã tương đối hoàn thiện, sẵn sàng để tiếp nhận các loại thực phẩm đặc hơn ngoài sữa mẹ.
Thông thường, ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi và kết thúc sau 1 tuổi, tùy vào sự phát triển của mỗi bé. Giai đoạn này được chia thành:
- Thời kỳ chuẩn bị cai sữa: Khi bé có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm nhưng chưa thực sự bắt đầu.
- Thời kỳ đầu (6–7 tháng): Bé làm quen với thức ăn lỏng như bột gạo, cháo rây.
- Thời kỳ giữa (8–9 tháng): Thức ăn đặc hơn, bé bắt đầu tập nhai.
- Thời kỳ sau (10–12 tháng): Bé ăn thô tốt hơn, thực đơn đa dạng.
- Thời kỳ kết thúc (sau 1 tuổi): Bé có thể ăn gần như người lớn, giảm dần sữa mẹ.
Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau, vì vậy cha mẹ không nên ép bé ăn dặm sớm hoặc kết thúc quá nhanh. Điều này có thể khiến bé mất hứng thú ăn uống hoặc gặp vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.

>>> Xem thêm: Trẻ tập ăn dặm mấy bữa một ngày?
Nguyên tắc cho bé ăn dặm
Dưới đây là 4 nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm mà mẹ nào cũng nên ghi nhớ:
- Nguyên tắc ngọt – mặn: Cho bé bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt (gần giống sữa mẹ), sau khi bé quen thì chuyển dần sang vị mặn để đa dạng khẩu vị.
- Nguyên tắc ít – nhiều: Tập cho bé ăn với lượng nhỏ (1–2 muỗng), sau đó tăng dần lên theo thời gian để hệ tiêu hóa thích nghi tốt.
Nguyên tắc “tô màu chén bột”: Mỗi bữa ăn cần đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin khoáng chất để bé phát triển toàn diện. - Không ép trẻ ăn: Nếu bé biếng ăn, hãy dừng lại một vài ngày rồi bắt đầu lại; không nên ép khiến bé sợ và chán ăn lâu dài.

>>> Xem thêm: Gợi ý lịch cho bé tập ăn dặm theo từng tháng
Các giai đoạn phát triển thức ăn dặm của bé
Quá trình ăn dặm của bé trải qua nhiều giai đoạn, từ thức ăn mềm đến dạng thô hơn để phù hợp với khả năng nhai và tiêu hóa. Dưới đây là các giai đoạn chính mẹ cần biết:
1. Giai đoạn ăn bột (6 – 8 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, lưỡi bé bắt đầu hoạt động linh hoạt hơn nhưng vẫn chưa có khả năng nhai tốt. Do đó, bé cần được làm quen với thức ăn ở dạng bột mịn, dễ nuốt.
- Lựa chọn bột dinh dưỡng: Mẹ có thể sử dụng bột ăn dặm từ các thương hiệu uy tín như Mawmmy, Vinamilk, HiPP, Nestlé Cerelac,…
- Tự làm bột ăn dặm: Nếu tự chế biến, mẹ cần đảm bảo vệ sinh và cân bằng dinh dưỡng bằng cách kết hợp bột gạo với rau củ, thịt, cá, dầu ăn phù hợp.
>>> Xem thêm: Các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay

2. Giai đoạn ăn cháo (9 – 10 tháng tuổi)
Khi bé đã quen với thức ăn đặc hơn, mẹ có thể chuyển từ bột sang cháo xay nhuyễn hoặc cháo rây để bé tập làm quen với kết cấu thô hơn.
Mẹ có thể chế biến món ăn dặm cho bé bằng cách nấu cháo với nước hầm xương, kết hợp cùng thịt, cá và rau củ để đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Khi nấu, cần điều chỉnh độ đặc và độ thô phù hợp với độ tuổi và khả năng ăn nhai của bé, tránh cháo quá đặc hoặc quá loãng gây khó tiêu hoặc khiến bé dễ ngán.
>>> Xem thêm: 10+ dụng cụ nấu cháo ăn dặm cho bé

3. Giai đoạn ăn cơm nát (11 – 12 tháng tuổi)
Bé bắt đầu mọc răng và có thể nhai tốt hơn. Mẹ nên tập cho bé ăn cơm nát – cơm được nấu mềm hơn bình thường để bé dễ nhai và nuốt.
Mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé bằng cách kết hợp cơm nát với thịt băm, cá hấp và rau củ nghiền, giúp bữa ăn vừa đa dạng dinh dưỡng vừa phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé. Đồng thời, tạo thói quen cho bé ăn cùng gia đình cũng là cách hiệu quả giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn, học theo hành vi ăn uống của người lớn và hình thành nếp sinh hoạt lành mạnh.

>>> Xem thêm: Cách chế biến thịt ăn dặm kiểu Nhật cho bé
4. Giai đoạn ăn cơm thường (Từ 1 tuổi trở lên)
Lúc này, bé có thể chuyển dần sang cơm mềm giống người lớn, tập nhai tốt hơn và tự ăn bằng thìa hoặc tay.
Thực đơn ăn dặm cho bé nên được đa dạng hóa với các loại thực phẩm như cá, thịt, trứng và rau xanh, nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Trong quá trình cho bé ăn, mẹ cần tránh ép buộc, thay vào đó hãy để bé tự điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu.
Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, việc lựa chọn phương pháp phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Dưới đây là các phương pháp ăn dặm phổ biến mà nhiều bố mẹ hiện nay đang áp dụng:
- Ăn dặm truyền thống: Sử dụng thực phẩm xay nhuyễn (cháo, bột) kết hợp với thịt, cá, rau củ, đút cho bé ăn bằng thìa. Dễ thực hiện và phù hợp với bé mới bắt đầu.
- Ăn dặm kiểu Nhật: Chú trọng sự riêng biệt trong từng món ăn, không trộn lẫn thực phẩm. Bé được ăn cháo loãng và tăng dần độ thô theo từng giai đoạn, giúp phát triển vị giác tốt.
- Ăn dặm tự chỉ huy (BLW): Bé được tự cầm, bốc thức ăn và quyết định món ăn cũng như lượng ăn. Phát triển kỹ năng tự lập, phối hợp tay mắt và khả năng nhai nuốt.
>>> Xem thêm: Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW
FAQ – Mẹ cũng hỏi về ăn dặm là gì
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về ăn dặm, giúp mẹ hiểu rõ hơn về khái niệm, thời điểm bắt đầu và cách cho bé ăn dặm đúng cách.
Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn bột gì?
Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn bột ngọt như bột gạo, bột ngũ cốc hoặc trái cây trộn sữa – những loại có hương vị gần giống sữa mẹ, dễ tiêu hóa và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Sau khoảng 2–4 tuần, khi bé đã quen, mẹ có thể chuyển sang bột mặn để giúp con làm quen thêm với các nhóm thực phẩm khác và đa dạng thực đơn.
Em bé 6 tháng ăn được gì?
Trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm với các thực phẩm như rau củ (cà rốt, bí đỏ, khoai lang, củ cải), trái cây (táo, chuối, dưa) và ngũ cốc (bột gạo, bột ngũ cốc). Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này.
Bé ăn dặm bao lâu thì ăn được thịt?
Bé ăn dặm từ khoảng 4–6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn thịt xay nhuyễn mịn để bổ sung chất đạm. Tuy nhiên, cần đảm bảo thịt được nấu chín kỹ, xay sệt và dễ nuốt, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.
Ăn dặm là gì không chỉ đơn giản là bước chuyển từ sữa mẹ sang thực phẩm đặc, mà còn là giai đoạn quan trọng giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Việc cho bé ăn dặm đúng thời điểm, đúng phương pháp và đủ dưỡng chất sẽ tạo nền tảng vững chắc cho hành trình khôn lớn.
Để hành trình ăn dặm trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, mẹ đừng quên trang bị đầy đủ các dụng cụ ăn dặm, thực phẩm ăn dặm an toàn, cùng các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng tại Hagu Life – địa chỉ mua sắm đáng tin cậy, tiện lợi và tiết kiệm dành cho các gia đình hiện đại!





