Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng: Đủ chất, dễ làm, mẹ nhàn tênh

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ dưỡng chất để hỗ trợ bé phát triển toàn diện và tăng cân đều đặn. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện hơn, có thể tiếp nhận được đa dạng thực phẩm hơn so với giai đoạn 6–7 tháng. Tuy nhiên, để bé không bị biếng ăn, chậm lớn hay thiếu chất, mẹ cần xây dựng một thực đơn vừa khoa học vừa dễ áp dụng trong thực tế.
>>> Xem thêm: Bé mấy tháng ăn dặm được?
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này. Để giúp mẹ dễ dàng xây dựng thực đơn đầy đủ và hợp lý, dưới đây là 5 nhóm dưỡng chất thiết yếu mà bé 8 tháng cần được bổ sung mỗi ngày:
- Sắt: Giúp hình thành hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tóc bé chắc khỏe. Có nhiều trong thịt đỏ, cá, rau xanh đậm như rau dền, cần tây.
- Kẽm: Hỗ trợ bé ăn ngon, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và phát triển chiều cao. Có trong thịt, cá, trứng, các loại đậu và hạt.
- Omega-3: Quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Nguồn cung cấp tốt gồm cá hồi, cá ngừ, hạt lanh và sữa.
- Protein: Giúp xây dựng cơ bắp, tái tạo tế bào và tăng cường sức đề kháng. Có nhiều trong trứng, thịt gà, phô mai, sữa.
- Vitamin: Tham gia vào quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng. Tìm thấy trong rau củ, trái cây và ngũ cốc.
>>> Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng ăn dặm ngày mấy bữa?
Mẹ nên cho bé ăn dặm khoảng 3 bữa/ngày, bên cạnh việc duy trì lượng sữa từ 600–800ml. Mỗi bữa ăn dặm có thể chia sáng, trưa, chiều và sắp xếp linh hoạt tùy vào nếp sinh hoạt của gia đình.
- 3 bữa chính: Gồm các món cháo, súp, bột ăn dặm kết hợp đủ nhóm dinh dưỡng.
- 2–3 bữa phụ xen kẽ: Có thể là sữa, trái cây nghiền, sữa chua không đường hoặc bánh ăn dặm.
Dưới đây là gợi ý phân bổ lượng dinh dưỡng trong ngày để mẹ dễ dàng lên lịch ăn dặm và chọn món phù hợp cho từng bữa:
Nhóm thực phẩm | Lượng cần nạp mỗi ngày |
Sữa (sữa mẹ/sữa công thức) | 600 – 800ml |
Tinh bột (gạo, yến mạch,…) | 75 – 90g |
Đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…) | 45 – 50g |
Chất béo (dầu ăn dặm, mỡ,… | 15 – 20g |
Chất xơ từ rau xanh | 50 – 80g |
Vitamin từ trái cây chín | 60 – 100g |
>>> Xem thêm: Ăn dặm BLW cho bé 8 tháng

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân tốt
Hiện nay, mẹ có thể tham khảo nhiều phương pháp ăn dặm như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm BLW (Baby Led Weaning). Dù chọn cách nào, nguyên tắc chung là nên chia khẩu phần thành 5–6 bữa mỗi ngày, đan xen giữa các bữa chính – phụ – sữa mẹ/sữa công thức.
Khung thời gian ăn dặm lý tưởng cho bé 8 tháng tuổi
Mẹ có thể linh hoạt điều chỉnh theo thói quen ngủ và bú của bé, gợi ý khung giờ như sau:
- Bữa 1 (7h30) – Sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa 2 (9h00) – Bữa sáng ăn dặm chính
- Bữa 3 (11h00 – 11h30) – Ăn phụ nhẹ (trái cây nghiền, sữa chua, bánh mềm)
- Bữa 4 (13h30) – Bữa trưa ăn dặm chính
- Bữa 5 (16h00) – Uống sữa hoặc sinh tố bổ sung
- Bữa 6 (18h30 – 19h00) – Bữa tối ăn dặm chính
- Bữa phụ nhẹ trước ngủ (20h30) – Sữa công thức
>>> Xem thêm: Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng – Tuần 1
Tuần đầu tiên, mẹ nên bắt đầu với các món ăn dễ tiêu, mềm mịn để bé làm quen dần với đa dạng thực phẩm. Dưới đây là gợi ý thực đơn 4 bữa/ngày cho bé trong tuần đầu tiên:
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa chiều | Bữa tối |
Thứ 2 | Cháo óc heo với hạt sen | Cháo thịt gà – khoai tây | Bánh khoai lang – sữa chua | Cháo lươn – rau cải |
Thứ 3 | Cháo cá hồi – bí đỏ | Cháo trứng gà – cà rốt | Sinh tố chuối – lê | Cháo đậu xanh – phô mai |
Thứ 4 | Cháo bò – su su | Cháo tôm – cải bó xôi | Bánh ăn dặm + nước cam | Cháo gà – rau mồng tơi |
Thứ 5 | Súp thịt – đậu Hà Lan | Cháo thịt vịt – hạt sen | Bánh flan bí đỏ | Cháo cá basa – củ dền |
Thứ 6 | Cháo trứng – phô mai | Cháo cá thu – bí đỏ | Sữa chua trái cây | Cháo sườn – rau dền |
Thứ 7 | Cháo rau ngót – thịt bằm | Cháo cua – măng tây | Nước ép xoài | Cháo thịt bò – khoai môn |
Chủ nhật | Cháo cá chép – rau cải thìa | Cháo gà ác – cà rốt | Bánh ngũ cốc yến mạch | Cháo lươn – khoai lang |
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng – Tuần 2
Sang tuần thứ hai, mẹ có thể bắt đầu đa dạng hóa món ăn, thử xen kẽ các món mới để kích thích vị giác và giúp bé không bị nhàm chán. Các món ăn vẫn đảm bảo dễ tiêu, đủ chất, giúp bé hấp thu tốt và phát triển toàn diện.
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa chiều | Bữa tối |
Thứ 2 | Cháo ếch – rau củ | Cháo bò – cải bó xôi | Pudding dưa lưới | Cháo tôm – bầu |
Thứ 3 | Cháo hạt sen – thịt nạc | Cháo gà – cà chua | Sữa bí đỏ | Cháo cá hồi – đậu hũ non |
Thứ 4 | Cháo chim câu – su su | Súp khoai tây – thịt gà | Bánh pancake cho bé | Cháo đậu đỏ – rau ngót |
Thứ 5 | Cháo tôm – bí xanh | Cháo cá rô – cải thảo | Nước ép nho | Cháo thịt gà – hạt kê |
Thứ 6 | Cháo đậu Hà Lan – gà bằm | Cháo cá bống – rau chùm ngây | Sinh tố bơ | Cháo bò – súp lơ |
Thứ 7 | Cháo thịt thỏ – rau cải | Cháo cua – khoai sọ | Bánh gạo mềm | Cháo cá trê – mồng tơi |
Chủ nhật | Cháo gà – hạt chia | Cháo cá ngừ – bí đỏ | Nước ép táo | Cháo nấm – thịt heo |
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng – Tuần 3
Khi đã quen với ăn dặm, bé 8 tháng có thể bắt đầu tập nhai thô nhẹ. Tuần thứ ba này mẹ có thể cho bé làm quen với thực phẩm nấu thô hơn, tập ăn lợn cợn và tự cắn với một số món bánh mềm, giúp phát triển khả năng nhai và cầm nắm.
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa chiều | Bữa tối |
Thứ 2 | Cháo thịt gà – khoai môn | Cháo cá mú – cải bó xôi | Bánh ăn dặm + sữa | Cháo thịt bò – súp lơ xanh |
Thứ 3 | Cháo cá chẽm – cà rốt | Cháo lươn – củ cải trắng | Sữa cốm xanh | Cháo gan gà – khoai tây |
Thứ 4 | Cháo thịt bò – su su | Cháo cá basa – rau ngót | Sinh tố xoài | Cháo gà – hạt sen |
Thứ 5 | Súp rau củ – trứng cút | Cháo cua đồng – mồng tơi | Nước ép lê | Cháo cá hồi – đậu xanh |
Thứ 6 | Cháo gà ác – cà rốt | Cháo tôm – cải thìa | Bánh quy mềm + sữa | Cháo thịt thỏ – bí đỏ |
Thứ 7 | Cháo cá bống – rau mồng tơi | Cháo bò – đậu hũ non | Sinh tố chuối + bơ | Cháo trứng – phô mai |
Chủ nhật | Cháo gạo lứt – thịt heo | Cháo chim bồ câu – hạt kê | Bánh gạo + sữa hạt | Cháo tôm – rau dền |
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng – Tuần 4
Ở tuần thứ tư, mẹ nên duy trì nhịp độ ăn dặm ổn định, đồng thời quan sát phản ứng với từng món để điều chỉnh phù hợp. Dưới đây là gợi ý thực đơn tuần 4 với nhiều món mới, giúp bé ăn ngon và không bị biếng ăn.
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa chiều | Bữa tối |
Thứ 2 | Cháo óc heo – mồng tơi | Cháo gà – tía tô | Sinh tố dưa hấu | Cháo cá hồi – rau củ |
Thứ 3 | Cháo bồ câu – cà rốt | Cháo hàu – bí xanh | Bánh flan mềm | Cháo thịt bò – rau cải |
Thứ 4 | Cháo cải bó xôi – thịt nạc | Cháo cá basa – rau đay | Sữa đậu gà – hạt óc chó | Cháo trứng – phô mai |
Thứ 5 | Súp ngô – gà xé | Cháo cá lóc – măng tây | Bánh ăn dặm Gerber | Cháo cua – khoai tây |
Thứ 6 | Cháo cá diêu hồng – cà chua | Cháo tim heo – cải xanh | Nước ép táo | Cháo sườn – hạt sen |
Thứ 7 | Cháo thịt thỏ – bí đỏ | Cháo cá thu – rau dền | Sữa hạt kê | Cháo gà ác – cà rốt |
Chủ nhật | Cháo măng tây – cua | Cháo cá trê – đậu xanh | Bánh chuối yến mạch | Cháo tôm – rau mồng tơi |
Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng không chỉ là hành trình cung cấp dinh dưỡng, mà còn là bước đệm quan trọng giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, hỗ trợ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Để hành trình ăn dặm trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, mẹ đừng quên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ ăn dặm như ghế ăn dặm, yếm, thìa, bát chia ngăn, hộp trữ đông,… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Tất cả những sản phẩm này, cùng với các mặt hàng chăm sóc mẹ và bé chính hãng, an toàn, giá tốt đều có thể dễ dàng tìm thấy tại Hagu Life.




