Bé Khỏe
Cẩm nang cho bé

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân & Cách điều trị

avatar
viết bởi Hoàng Anh
22-04-2025 16:24
Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân & Cách điều trị

Trẻ ăn dặm bị táo bón là tình trạng thường gặp khi bé chuyển từ chế độ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm. Nhiều mẹ lo lắng khi thấy bé đi ngoài khó khăn, ít lần hơn bình thường hoặc phân cứng, khô. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào để bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau của Hagu Life mẹ nhé.

Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón

Táo bón là hiện tượng bé đi ngoài khó khăn, phải rặn nhiều, phân khô cứng và có thể gây đau rát. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình giúp mẹ nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón:

  • Đi tiêu ít hơn bình thường: Bé đi tiêu thưa hơn 2–3 ngày/lần, thay vì đều đặn mỗi ngày như trước.
  • Phân khô, cứng hoặc vón cục: Phân có dạng viên nhỏ, khô cứng, bé rặn khó và dễ bị đau rát hậu môn.
  • Bé rặn mạnh, đỏ mặt khi đi ngoài: Mỗi lần đi tiêu, bé phải gồng người, đỏ mặt, có biểu hiện khó chịu rõ rệt.
  • Quấy khóc hoặc sợ đi vệ sinh: Bé tỏ ra sợ hãi, không muốn đi tiêu do đau rát hoặc từng bị đau trong lần trước.
  • Bụng chướng, sờ vào thấy cứng: Bé có dấu hiệu đầy hơi, bụng căng và khó chịu, đôi khi kèm theo biếng ăn.
  • Són phân (đi ngoài rò rỉ): Khi phân cứng tích tụ lâu ngày, phân mềm mới có thể bị rò rỉ ra ngoài, gây són phân trong tã.
Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị táo bón

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

Táo bón là hiện tượng rất dễ xảy ra khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cũng như những sai lầm thường gặp trong cách chăm sóc bé. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Trẻ ăn dặm bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa thích nghi

Trước khi ăn dặm, bé thường bú mẹ hoàn toàn, trong khi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thụ. Khi chuyển sang ăn dặm, bé phải làm quen với thức ăn đặc hơn, nhiều dưỡng chất hơn, khiến hệ tiêu hóa non nớt bị quá tải, dễ dẫn đến táo bón.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua dụng cụ ăn dặm cho bé

Trẻ ăn dặm bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa thích nghi

2. Bé ăn dặm bị táo bón do chế độ dinh dưỡng mất cân đối

Trẻ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột, trong khi lại thiếu chất xơ từ rau củ và trái cây sẽ khiến đường ruột hoạt động kém. Ngoài ra, việc ăn quá ít hoặc quá nhiều một nhóm chất đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ.

>>> Xem thêm: Trẻ tập ăn dặm mấy bữa một ngày?

3. Cho bé ăn dặm quá sớm

Nhiều mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm từ 3–4 tháng tuổi trong khi tổ chức y tế khuyến cáo từ 6 tháng trở lên. Việc ăn dặm quá sớm có thể khiến thức ăn không được tiêu hóa hết, tích tụ lại trong ruột và gây táo bón.

>>> Xem thêm: Khi nào nên cho bé ăn dặm?

4. Pha sữa công thức sai tỷ lệ

Nếu mẹ pha quá đặc (ít nước) sẽ khiến sữa gây nóng trong; pha quá loãng thì bé không hấp thụ đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, thêm đường, ngũ cốc hoặc nước trái cây vào sữa có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

>>> Xem thêm: Các loại sữa tốt cho bé 1-3 tuổi phát triển toàn diện

5. Thiếu nước

Trong giai đoạn ăn dặm, nhu cầu nước của bé tăng cao, nhưng nhiều mẹ quên bổ sung nước ngoài bữa ăn. Khi thiếu nước, phân khô cứng, khó di chuyển trong ruột, gây táo bón.

6. Dư thừa chất đạm

Bé ăn quá nhiều thịt, cá mà không cân bằng với rau và nước sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Trẻ từ 1–3 tuổi chỉ nên ăn tối đa 13g đạm mỗi ngày để tránh quá tải cho đường ruột.

7. Ít vận động

Trẻ quá ít vận động, nằm nhiều hoặc không được khuyến khích vận động nhẹ như đạp chân, lăn người sẽ khiến nhu động ruột giảm, dẫn đến khó đi ngoài.

8. Thay đổi chế độ ăn đột ngột

Việc chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc đổi loại thức ăn đột ngột cũng khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến táo bón tạm thời.

9. Ảnh hưởng từ mẹ

Nếu mẹ đang cho con bú bị táo bón kinh niên, chế độ ăn ít chất xơ – ít nước của mẹ cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến hệ tiêu hóa của bé.

10. Các bệnh lý tiêu hóa hoặc tác dụng phụ của thuốc

Một số bé bị táo bón có thể do:

  • Bệnh về đường ruột, trực tràng, hậu môn.
  • Rối loạn nội tiết như suy giáp.
  • Rối loạn thần kinh hoặc bại não.
  • Dùng thuốc chứa sắt, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh kéo dài.

Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao? Cách điều trị

Bé ăn dặm bị táo bón là nỗi lo của hầu hết các bậc cha mẹ. Táo bón không chỉ khiến bé khó chịu, quấy khóc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ tiêu hóa. Dưới đây là những cách xử lý hiệu quả và an toàn tại nhà mẹ có thể tham khảo:

1. Chú ý đến chế độ ăn dặm của bé

Chế độ ăn khoa học, hợp lý là yếu tố quan trọng giúp bé tiêu hóa tốt và phòng ngừa táo bón.

  • Bắt đầu từ loãng đến đặc: Khi mới cho bé ăn dặm, mẹ nên ưu tiên các món dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa rồi mới chuyển dần sang đặc hơn để hệ tiêu hóa thích nghi từ từ.
  • Bổ sung chất xơ tự nhiên: Trong mỗi bữa ăn, nên thêm rau xanh, củ quả nghiền nhuyễn như bí đỏ, cà rốt, mồng tơi, lê, mận… để tăng lượng chất xơ giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Giảm đạm: Tránh cho bé ăn quá nhiều đạm từ thịt cá trong giai đoạn đầu ăn dặm. Hệ tiêu hóa còn yếu sẽ khó xử lý đạm dư, gây khó tiêu và táo bón.
  • Tuân thủ đúng tỷ lệ pha sữa: Nếu sử dụng sữa công thức, mẹ cần pha đúng tỷ lệ nước và sữa theo hướng dẫn để tránh gây nóng trong hoặc thiếu chất.

>>> Xem thêm: Cách đổi sữa cho bé đúng thời điểm

2. Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến khiến phân bé bị khô và khó đẩy ra ngoài. Nước không chỉ giúp làm mềm phân mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, từ đó giảm nguy cơ táo bón rõ rệt. 

Sau 6 tháng tuổi, bên cạnh việc bú sữa mẹ và ăn dặm, mẹ nên bắt đầu tập cho bé uống nước đều đặn mỗi ngày. Vì bé chưa biết chủ động đòi uống nước, mẹ cần chủ động cho bé uống từng ngụm nhỏ, đặc biệt sau mỗi bữa ăn dặm để đảm bảo cơ thể con luôn đủ nước, khỏe mạnh và tiêu hóa tốt hơn.

>>> Xem thêm: Top 5 bình sữa có ống hút cho bé

3. Tăng cường vận động cho bé

Để hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón, mẹ nên cho bé vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Với những bé chưa biết bò, có thể tập các động tác đơn giản như đạp chân, lăn người hoặc chơi cùng quả bóng nhỏ để kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. 

Ngoài ra, những trò chơi có yếu tố vận động như đồ chơi tự lăn, bóng di chuyển sẽ khơi gợi sự tò mò và giúp bé tự nhiên vận động nhiều hơn.

4. Massage bụng đúng cách

Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ bé bị táo bón là xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Mẹ có thể dùng lòng bàn tay massage nhẹ nhàng từ giữa bụng sang hai bên, kết hợp ấn nhẹ để làm dịu cảm giác khó chịu và kích thích hoạt động tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, tập động tác đạp xe tại chỗ cho bé cũng rất hữu ích. Mẹ có thể cầm hai chân bé di chuyển nhịp nhàng như đang đạp xe, giúp tăng nhu động ruột và hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn.

Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ bé bị táo bón là xoa bụng

5. Tập ăn đúng cách – đúng thời điểm

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) vì hệ tiêu hóa còn non yếu. Bắt đầu từ 1 bữa/ngày, tăng dần theo độ tuổi và khả năng hấp thu của bé:

  • 6–7 tháng: 1 bữa dặm/ngày
  • 7–9 tháng: 2 bữa chính
  • 9–12 tháng: 3 bữa chính + 1–2 bữa phụ

Tập làm quen từng món trong 2–3 ngày để phát hiện dị ứng và giúp ruột dễ thích nghi hơn.

>>> Xem thêm: Trẻ tập ăn dặm mấy bữa một ngày?

6. Khi nào cần đưa bé đi khám?

Nếu tình trạng bé ăn dặm bị táo bón kéo dài trên 5 ngày, kèm theo các biểu hiện như:

  • Quấy khóc kéo dài
  • Biếng ăn, chướng bụng
  • Són phân liên tục
  • Phân có máu 

Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh để tình trạng chuyển nặng.

Trẻ ăn dặm bị táo bón là tình trạng khá phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, nước và duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng cho bé. 

Ngoài ra, để hành trình chăm sóc con trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, bố mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc mẹ và bé chính hãng, giá tốt tại Hagu Life. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những món đồ cần thiết – từ dụng cụ ăn dặm, bình nước tập uống đến sữa công thức, hỗ trợ tối đa cho bé trong giai đoạn quan trọng này.